Ấn Độ: Khai mạc Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali Quốc tế lần thứ 17 tại Bồ Đề Đạo Tràng

PSO - Ngày 02/12/2022, tại khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali (Tipitaka) Quốc tế lần thứ 17 đã chính thức khai mạc. Ngài Ram Nath Kovind nguyên Tổng thống thứ 14 của Ấn Độ đã đến tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Đại lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Pali Quốc tế được khởi xướng vào năm 2006 tại Bồ Đề Đạo Tràng nhân dịp kỷ niệm 2500 ngày Đức Phật thành đạo. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn nhất của Phật giáo thế giới được tổ chức ngay dưới cội Bồ đề - nơi Đức Phật thành đạo.

Đại lễ được tổ chức hàng năm đã thu hút hàng ngàn đệ tử của Ngài trên toàn thế giới cùng về đây để trùng tụng Tam tạng Kinh điển chứa đựng toàn bộ giáo pháp giải thát của Ngài để lại cho nhân loại.

Truyền thống truyền tụng kinh điển đã tồn tại và được gìn giữ từ thời Đức Phật tại thế, giúp cho các thế hệ đệ tử của Ngài ghi nhớ, thực hành và giác ngộ. Trong 10 ngày trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali, những người con Phật cùng nhau được sống trọn vẹn với Pháp học và Pháp hành cao quý của Đức Phật trong những ngày Đại lễ. Công đức của việc trì tụng này được hồi hướng và cầu nguyện cho nền Hòa bình của Thế giới và sự hòa hợp nội tại.

Sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, năm nay, chương trình Đại lễ Trì tụng Tam tạng Thánh điển Tipitaka đã trở lại và bắt đầu từ ngày 3 đến ngày 12/12.

Trong mười ngày diễn ra lễ hội, các thành viên thuộc tăng đoàn quốc tế trì tụng kinh điển suốt cả ngày. Buổi tối có thời giảng pháp của các Sư có uy tín chia sẻ giáo lý Phật pháp đến với hội chúng dưới cội Bồ đề. 

Chương trình Đại lễ Trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali năm nay do Việt Nam làm đại thí chủ đăng cai tổ chức gồm 11 nước:

*Việt Nam *Lào *Thái Lan *Myanmar *Ấn Độ *Campuchia  *Nepal *Sri Lan ka  *Bangladesh *Indonesia *Đoàn đại biểu Quốc tế.

Với tư cách là đơn vị đăng cai, Lễ cung nghi và Trì tụng Tam tạng Thánh điển Pali được chư Tôn đức Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng với niềm vinh hạnh và tấm lòng thành kính dâng lên cúng dường ngôi Tam bảo.

Được biết, cứ mỗi hai năm, các nước luân phiên đăng cai tổ chức. Từ năm 2006 do Hội Maha Bodhi, Ấn Độ tổ chức lần đầu tiên; sau đó là Thái Lan; Lào và Bangladesh; Miến Điện, Việt Nam …

Hồ Thuỷ - Thái Hà (Đưa tin từ Ấn Độ)

Download Android Download iOS
TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ bàn giao Nhà đại đoàn kết tại thị trấn A Lưới

Chiều nay ngày 24/12/2024 nhằm ngày 24/11/Giáp Thìn, Phân ban phật tử dân tộc TƯ (PTDT TƯ) GHPGVN Phối hợp với Phân ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự GHPGVN huyện A Lưới cùng các cấp chính quyền địa phương thị trấn A Lưới tổ chức Lễ khánh thành, tiến hành bàn giao Nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình Hồ Đình Mẫn - Trần Thị Nhia (Đồng bào Pa K

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online