Một ngày trong vùng dịch của nữ doanh nhân “Tâm Phật” đi làm từ thiện

PSO - Trong những ngày đầu Thu khi Đảng và chính quyền Thủ đô Hà Nội cùng nhân dân cả nước đang gồng mình đẩy lùi làn sóng lây lan của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư vào năm 2021, TP. Hà Nội cũng đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đường phố Thủ đô bỗng trở nên vắng lặng dưới cái nắng oi ả của buổi trưa cuối mùa Hạ. Đâu đó có những chuyến xe công vụ, xe cảnh sát hú còi, xe chở hàng thiết yếu di chuyển nhanh trên đường để kịp đến với người dân vùng dịch. Chiếc xe Inova màu đen len lỏi đi qua các chốt kiểm soát và các con phố nhỏ của Thủ đô, chị tài xế xuất trình các giấy tờ cho lực lượng chức năng kiểm tra và nhận được sự chấp thuận vui vẻ khi điểm đến và mục đích của chị là hỗ trợ đồng bào nghèo trong các khu dân cư bị cách ly, phong tỏa do dịch COVID-19. Những khu dân cư này là nơi sinh sống của người lao động ngoại tỉnh, đang tạm trú ở Hà Nội để làm ăn. Đa số là bà con nghèo sống trong những căn nhà lụp xụp, ẩm thấp cùng các khu nhà trọ của sinh viên. Đồng hồ chỉ 11h45 phút, những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt chị tài xế, kiêm công nhân bốc hàng, lòng chúng tôi dâng tràn niềm xúc động và cảm phục. Đó là doanh nhân Phật tử Nguyễn Thị Hải Vân (pháp danh Tâm Phúc) – Tổng Giám đốc Công ty IMEX Thăng Long, học viên cao học tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP. Hà Nội. Với dáng người thanh lịch của phụ nữ đất Hà Thành, chị Hải Vân luôn nhanh nhẹn, tận tâm trong công tác an sinh xã hội tại Học viện và công ty. Chị xuất thân trong một gia đình Phật tử thuần thành và từ nhỏ đã được cùng mẹ đi lễ chùa, được tiếp cận với những giáo lý của Đức Phật để ứng dụng trong đời sống của người Phật tử tại gia. Mặc dù cuộc sống bộn bề lo toan, trên cương vị Tổng Giám đốc một doanh nghiệp trong ngành may mặc, chị luôn hành thiện mỗi khi có cơ hội. Thấu hiểu về luật nhân quả và từ bi, vô ngã, chị chủ động bằng những việc làm thiết thực, kịp thời, nhanh chóng và vô tư để vun bồi phước báu. Bên cạnh đó, với đam mê nghiên cứu Phật học, chị đã dành thời gian để học và nghiên cứu về giáo pháp của Đức Phật bên cạnh các hoạt động thiện nguyện. Trong chuyến trao quà từ thiện cho đồng bào vùng dịch ở rải rác trên địa bàn TP. Hà Nội vào ngày 18/8/2021, chị đã vừa khuân vác hàng, vừa lái xe đến các ngõ ngách để trao yêu thương đến với đồng bào. Những nơi chị đến lần này là trao quà cho bà con sinh sống ở tổ 25 (Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên): 10 xuất gạo; tổ dân phố Văn Trì 3 (Minh Khai, Bắc Từ Liêm): 50 xuất gạo; tổ dân phố 8 (Tập thể học viện Quân y Hà Đông): 20 thùng mì và 1000 khẩu trang y tế kháng khuẩn; tổ dân phố 25 (Thuý Lĩnh, Lĩnh Nam, Hoàng Mai): 50 xuất gạo; bà con ở đường Trần Cung: nhận 8 thùng mỳ; 30 thùng mì cho công nhân Công ty Xây dựng; 5 thùng mì đến Trạm Y tế và 10 thùng mì đến bà con lao động nghèo (Phường Minh Khai - Bắc Từ Liêm) và hỗ trợ SV các Trường Đại học trên địa bàn 50 thùng mì; … Chị cho biết, tổng số tiền cho chuyến thiện nguyện lần này là 30 triệu đồng. Khi việc trao quà hoàn tất đã qua giờ nghỉ trưa, lúc đó là 15h50' mà chị còn chưa kịp dùng bữa trưa của mình. Trao đổi cùng phóng viên, chị Hải Vân tươi cười nói: những việc làm nhỏ đâu có đáng gì, chị chỉ nguyện làm một hạt giống tốt giữa cuộc đời. Có được thân người là khó, có niềm tin nơi nhân quả lại khó hơn. Kham nhẫn kiên trì làm việc thiện là khó, xả ly vô trụ lại khó hơn. Chị chỉ mong sao ai cũng sống tử tế, giữ gìn thân-khẩu-ý để không làm khổ lẫn nhau. Cuộc đời vô thường không nói trước được thịnh suy, cứ an yên mà sống vậy thôi. An với nơi mình ở, vui với việc mình làm. Nhờ Phật pháp mà chị có thể yêu thương cha mẹ, gia đình, anh chị em, bằng hữu nhiều hơn, cảm thông và không ngừng cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày; sống không hối tiếc; phụng sự để hoàn thiện; mong sao tất cả mọi người đều tử tế. Chị đã học thuộc lòng và ứng dụng trong tu tập, kinh doanh và đời sống hằng ngày như một hành trang và lẽ sống của mình. Vì vậy, tuy đại dịch COVID-19 xảy ra khiến nhiều công ty phá sản nhưng chị vẫn an nhiên với hạnh bố thí.   Đây chỉ là một trong hàng trăm chuyến xe từ thiện nghĩa tình của doanh nhân Phật tử Tâm Phúc - Nguyễn Thị Hải Vân mà chúng tôi có dịp đi cùng chị. Lan tỏa yêu thương và được cống hiến cho cộng đồng là nghĩa cử cao đẹp của người con Phật. Chị thích nghe nhạc thiền, nhạc Trịnh và khuôn mặt chị luôn rạng rỡ niềm vui. Khi nghiên cứu sâu về giáo lý nhà Phật và luật nhân quả, chị muốn được cho đi nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh hơn nữa. Được biết, chị Hải Vân đã làm từ thiện được nhiều năm trong mọi hoàn cảnh và mọi thời khắc. Chị là một người con hiếu thảo khi một mình chăm nuôi hai người mẹ sống trong cùng một nhà. Mẹ chồng của chị năm nay đã ngoài chín mươi, mọi sinh hoạt đều phải có sự hỗ trợ của con cháu; còn mẹ đẻ của chị đã ngoài bảy mươi và từng là nhà giáo, đã nghỉ hưu. Bà rất tự hào về chị, còn chị mong cho cả gia đình cùng thấm nhuần lời Phật dạy và chuyển hóa tâm; biết sống chan hòa, an vui trong hiện tại, vì theo chị “kiếp này gặp nhau, biết kiếp sau có còn gặp lại”. Vì vậy, chị luôn sống chân thành với khả năng của mình. Xã hội cần có nhiều người như chị để đâu đó một hoàn cảnh gặp khó khăn được tiếp sức vượt qua cơn hoạn nạn. Ánh nắng chiều Hà Nội đã ngả phía Tây, chiếc xe lướt nhẹ trên con đường Phan Đình Phùng, để lại những chiếc lá vàng bay xào xạc . Khi chia tay chị, chúng tôi còn ấn tượng với chân dung một người con Phật thật đáng ngưỡng mộ; một Phật tử mang tâm Phật; một phụ nữ Hà Nội giỏi giang, thanh lịch với tấm lòng bao dung. Chúc cho chị được nhiều sức khỏe để phụng sự được nhiều hơn. Với tinh thần “thương người như thể thương thân” của người dân Việt Nam và của người con Phật, luôn là nguồn động viên, lan tỏa yêu thương khiến lòng người ấm áp. Đặc biệt, người có hạnh bố thí như chị Hải Vân sẽ luôn được an lạc trong chánh Pháp của Đức Như Lai và an vui trong cuộc sống nơi trần thế.

Tronghaitb Tháng 8/2021

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh dã ngoại núi Tà Cú và lễ Tam bộ nhất bái lần thứ 2

PSO - Trên tinh thần đó, nhận được lời thỉnh mời của giám đốc TTC World - Tà Cú, chư Tôn đức Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận và chủ nhiệm các Câu lạc bộ trực thuộc như: Tuổi trẻ Quảng Đức, Ngọc Minh, Thiện Hoà, Đại Giác, Bửu Sơn, Sen Biển, Hướng Đạo, v.v… đã được tham quan và thực hiện nghi thức Tam bộ nhất bái từ cổng tam quan chù

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online