Thái Bình: Lễ an vị Tôn tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại chùa Trung Quan

Nghe đọc bài:

PSO – Trong 2 ngày 7 và 8/11/2023 (nhằm ngày 24, 25/9 năm Quý Mão), tại chùa Trung Quan, thôn Trung, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư đã tổ chức lễ an vị tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và khánh thành tô tượng làm mới ngôi Tam Bảo trong không khí ấm cúng, thắm tình đạo vị và niềm hoan hỉ của Phật tử, bà con trong vùng.

Đoàn nghi lễ đi đầu với đội cầm cờ phướn

Bắt đầu từ 14h ngày 7/11, đoàn rước tượng Phật đã có mặt tại sân của UBND xã Song Lãng để thực hiện nghi thức rước Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni về chùa Trung Quan. 

Các cụ cao niên trong thôn, xã với trang phục áo dài đen khăn xếp trong buổi lễ rước 
Nghi thức khai kinh, niêm hương bạch Phật và lễ Kiết giới, an vị tôn tượng Đức Phật Bổn Sư tại Chánh điện 

Tiếp đó là nghi thức khai kinh, niêm hương bạch Phật và lễ Kiết giới, an vị tôn tượng Đức Phật Bổn Sư tại Chánh điện theo nghi thức thiền môn với sự tham dự của Phật tử cùng bà con sở tại.

Đoàn rước tượng Phật tập kết tại sân của UBND xã Song Lãng 

Thay mặt bà con địa phương, ông Doãn Đức Thanh - Trưởng thôn Trung đã có lời tri ân công đức gia đình Phật tử ở Hà Nội đã phát tâm dâng cúng dường tôn tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Đồng thời, cũng tri ân tới Phật tử gần xa đã góp công sức, tịnh tài để tôn tạo, làm mới Ban Tam Bảo mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống, góp phần phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương.

Đoàn rước di chuyển qua đường làng về chùa Trung Quan

Được biết, chùa Trung Quan là ngôi chùa nhỏ, được hình thành từ thế kỷ thứ 6. Trải qua gần 16 thế kỷ, chùa Trung Quan là chỗ dựa tâm linh và là nơi sinh hoạt tâm linh của Phật tử và những người yêu mến, có cảm tình với đạo Phật trong vùng.

Mâm kiệu hoa và quả
Mỗi Phật tử cầm trên tay một bông cúc vàng với sự thành kính trang nghiêm

Theo cuốn Văn hóa Đất Lạng Hương mấn được Đảng ủy, UBND xã Song Lãng cho phép xuất bản năm 2000, chùa Trung Quan có tên nguyên sơ là chùa Quan Lan, được các nhà sư khi đi truyền giảng đạo Phật lập lên từ khoảng thế kỷ thứ 6 để di dưỡng tinh thần và tu luyện Phật pháp. 

Thanh niên trai tráng trong làng trong đội khênh kiệu rước Ngài

Trong đầm Bạch Lãng, nằm giữa 2 dòng sông Đại Hoàng Giang (Sông Hồng) và Bạch Lãng Giang (sông Trà Lý) nổi lên vô số gò đống, trong đó có một gò đất cao ráo, rộng rãi được các nhà sư chọn để lập chùa, đó chính là vị trí của chùa Trung Quan bây giờ.

Gần 500 Phật tử đi sau kiệu rước đang tiến vào cổng chùa

Chia sẻ với đại chúng, ông Doãn Đức Thanh ghi nhận công đức cúng tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của gia đình Phật tử ở Hà Nội đã mang lại niềm hoan hỉ cho bà con địa phương. Việc làm này nhận được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, của bà con Phật tử trong vùng. Chính quyền và bà con trong xã, thôn cũng đã cùng chung tay góp sức thực hiện các nghi thức cung rước, hô thần nhập tượng được thành tựu như sơ nguyện trong buổi lễ trọng đại này.

Toàn cảnh ngôi Tam Bảo

Buổi lễ an vị tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và khánh thành tô tượng làm mới ngôi Tam Bảo an chùa Trung Quan tổ chức trong 2 ngày 7&8/11, trong không khí trang nghiêm dưới sự chứng minh của Ban Quản trị chùa và hơn 500 Phật tử về tham dự.

Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được an vị tại Chánh điện
Toàn cảnh Chánh điện nhìn từ bên ngoài

T.H

 

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online