Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác Phật sự năm 2021 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2022

PSO – Chiều ngày 04/01/2022 (nhằm ngày 02/12 năm Tân Sửu), Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến trên ứng dụng Zoom với nội dung Tổng kết công tác Phật sự năm 2021 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2022.

Tham dự Hội nghị có: TT. Thích Thọ Lạc – UV Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; HT. Thích Hải Ấn – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa TƯ GHPGVN; HT. Thích Bửu Chánh – UV Thường trực, Phó Trưởng ban Văn hóa TƯ GHPGVN; TT. Thích Minh Hiền – Phó Trưởng ban Văn hóa TƯ GHPGVN cùng chư Tôn đức Ban Văn hóa TƯ; chư Tôn đức ban Văn hóa Phật giáo các tỉnh thành và quý Cư sĩ, Phật tử đồng tham dự.

Phát biểu khai mạc, TT. Thọ Lạc cảm ơn toàn thể chư Tôn đức và quý vị Cư sĩ, Phật tử đã dành thời gian tham dự Hội nghị; đồng thời, gửi lời chúc vô lượng an lạc, vô lượng cát tường và chúc Hội nghị thành công viên mãn. TT. cũng điểm qua những sự kiện quan trọng trong năm qua của Giáo hội và tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến việc tổ chức tập trung các sự kiện này. Mặc dù vậy, Ban Văn hóa TƯ cũng đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thay mặt Ban Thư ký, ĐĐ. Thích Minh Đăng báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2021. Dù dịch bệnh Covid-19 làm ngưng trệ nhiều hoạt động của Giáo hội trong thời gian qua, Ban Văn hóa TƯ cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và đáng kể như 2 đề án "Thống nhất Pháp phục Phật giáo Việt Nam" và "Kinh tụng hàng ngày" đã được HĐTS GHPGVN phê duyệt, đặc biệt Bộ VHTT và Du lịch đã cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Pháp phục Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, về công tác từ thiện xã hội, Ban cũng đã thực hiện được trên 2 tỷ đồng trong việc ủng hộ Quỹ vắc xin COVID-19, ủng hộ bếp ăn từ thiện, xây dựng trường mầm non,...

Trình bày phương hướng hoạt động năm 2022, TT. Thích Quảng Minh – Phó Thư ký, Chánh VP ban Văn hóa TƯ đã thông qua 9 mục tiêu:  

1-Tiếp tục tổ chức mời các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu di sản văn hóa đi khảo sát cho đề án di sản kiến trúc Phật giáo; 

2-Phối hợp với Viện nghiên cứu tôn giáo và Viện bảo tàng quốc gia tổ chức hội thảo khoa học về đề án định hướng tập trung kiến trúc và di sản văn hóa Việt Nam tại bảo tàng quốc gia Hà Nội;

3-Phối hợp với viện nghiên cứu tôn giáo và di sản văn hóa báo cáo cuối quý I năm 2022;

4-Phối hợp với Viện nghiên cứu tôn giáo và BTS Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Bác Hồ với Phật giáo, dự kiến vào giữa quý II  năm 2022;

5-Triển khai thực hiện biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam trong các làng nghề truyền thống;

6-Hoàn thiện các mẫu hoành phi câu đối bằng chữ Việt;

7-Tổ chức phổ biến kết quả của đề án Pháp phục và xây dựng đề án quy chuẩn hóa Văn hóa Phật giáo; 8-Hoàn thiện mẫu trụ Kinh Chuyển Pháp luân và xây dựng tại ba miền và tại Ấn Độ 9-Xây dựng đồ án trung tâm phát triển đề án trụ kinh, chùa Nhất Trụ (chùa Một Cột) tại khu di tích cố đô Hoa Lư.

Trình bày khái quát về đề án thiết kế trụ Kinh Chuyển Pháp luân, TT. Thích Thọ Lạc cho biết trụ Kinh gồm có 8 mặt với các ngôn ngữ Việt, Anh, Pali và tiếng Hán. Dự kiến 3 trụ kinh sẽ được xây dựng tại 3 miền Bắc - Trung - Nam (Việt Nam) và 1 trụ kinh tại Vườn Nai (Ấn Độ). Hiện Ban Văn hóa TƯ giáo hội sẽ tiến hành khảo sát địa điểm đặt trụ Kinh và trình lên HĐTS phê duyệt.    

Tiếp theo đó, HT. Thích Bửu Chánh đã chủ trì điều hành phiên thảo luận để ghi nhận những ý kiến đóng góp về mẫu trụ Kinh cũng như về hình dáng tổng thể và Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến từ chư Tôn đức tham dự. 

ĐĐ. Thích Phước Huệ tuyên đọc quyết định khen thưởng 10 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc và nhiều cống hiến, đóng góp trong công tác Phật sự của Ban Van hóa TƯ GHPGVN

Cư sĩ Trần Anh Đào báo cáo tình hình tài chính chi tiết về các khoản thu và chi năm 2021. Đồng thời, Cư sĩ Anh Đào cũng phát tâm ủng hộ chi phí in ấn mỗi Ban Văn hóa tại tỉnh thành 100 cuốn kinh Chuyển Pháp Luân nhằm lan tỏa sâu rộng đến đồng bào Phật tử tại các vùng miền.

TT. Thích Thọ Lạc phát biểu tiếp thu ý kiến của chư Tôn đức và đúc kết Hội nghị.

Thay mặt Ban Thư ký, ĐĐ. Thích Minh Đăng - Chánh Thư ký thông qua nghị quyết Hội nghị. Theo đó, Nghị quyết được bổ sung nội dung để Ban Văn hóa các tỉnh thành sẽ tiếp tục lan tỏa đề án Pháp Phục và Khóa tụng thống nhất đến từng địa phương như câu nói của TT. Trưởng Ban tại Hội nghị là "Mặc áo đồng phục, tụng Kinh đồng thanh" cần có sự chung tay đồng lòng của toàn thể Giáo hội.

HT. Thích Hải Ấn phát biểu cảm tạ ghi nhận thành quả đạt được của Ban Văn hóa TƯ và bế mạc Hội nghị. 

Thái Hà

 
Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

Khánh Hòa: Trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh tại chùa Viên Ngộ

PSO - Trong hai ngày 17 – 18/7/2025 (nhằm 23 – 24/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Viên Ngộ (xã Bắc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và tứ chúng đồng tu đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 2, kỷ niệm 4 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online