27/12/2019 20:35

Bến Tre: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh thông báo tổ chức Đại Giới đàn Hiển Pháp PL. 2563 – DL. 2020

– Căn cứ Công văn số 448 /CV.HĐTS ngày 12/11/2019 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam v/v cho phép Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre tổ chức Đại giới Đàn Hiển Pháp 2020.

– Căn cứ kết quả phiên họp Ban Trị sự và Ban tổ chức giới đàn ngày 10/12/ 2019 nhằm triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Đại giới Đàn Hiển Pháp PL.2563, số 108/KH-BTS ngày 06/11/2019 của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre.

Ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre thông báo:

1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẠI GIỚI ĐÀN:

1.Thời gian:

Tiến hành từ ngày 01 đến 04/04/2020 (Nhằm ngày 09 đến 12/03/Canh Tý).

2.Địa điểm:

+ Giới đàn Tăng: Chùa Viên Minh, phường 2, TP.Bến Tre.

+ Giới đàn Ni: Chùa Bạch Vân, phường 6, TP.Bến Tre.

2. ĐIỀU KIỆN THỌ GIỚI:

1.Về mặt Giáo hội:

A. Đối với giới tử trong tỉnh Bến Tre thực hiện quy định tại điều 34 và 35 Chương VII Nội quy Ban Tăng sự trung ương GHPGVN như sau:

+ Thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni phải đủ tiêu chuẩn:

– Tuổi đời từ 20 tuổi đến 60 tuổi (tính theo khai sinh).

– Không vi phạm Pháp luật Nhà nước.

– Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.

– Đã thọ giới Sa di (Tăng), Thức xoa ma na (Ni) ít nhất 2 năm.

– Có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương đối với các giới tử có tuổi đời dưới 30 tuổi.

– Trúng tuyển trong kỳ khảo hạch của Đàn giới.

+ Thọ giới Sa di, Sa di Ni phải đủ tiêu chuẩn:

– Tuổi đời từ 16 tuổi đến 60 tuổi (tính theo khai sinh).

– Không vi phạm Pháp luật Nhà nước.

– Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.

– Xuất gia tu học ít nhất 2 năm, tính từ ngày cấp giấy chứng nhận xuất gia.

– Có trình độ văn hóa ít nhất là tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc tương đương.

– Trúng tuyển trong kỳ khảo hạch của Đàn giới.

+ Thọ giới Thức xoa Ma na phải đủ tiêu chuẩn:

– Tuổi đời từ 18 tuổi đến 60 tuổi (tính theo khai sinh).

– Không vi phạm Pháp luật Nhà nước.

– Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.

– Đã thọ giới Sa di Ni ít nhất 2 năm.

– Có trình độ văn hóa ít nhất là tốt nghiệp phố thông cơ sở hoặc tương đương.

– Trúng tuyển trong kỳ khảo hạch của Đàn giới.

B/ Đối với giới tử ngoài tỉnh ngoài việc thực hiện quy định tại điều 34 và 35, còn phải thực hiện quy định tại điều 36 Chương VII Nội quy Ban Tăng sự Trung ương:

– Phải được sự chấp thuận của Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, Chánh quyền nơi đi và nơi đến.

 2.Về mặt Nhà nước:

Việc thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni. Thức xoa Ma na, Sa di, Sa di Ni, phải được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre, đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh theo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

III. HỒ SƠ GIỚI TỬ:

1.Hồ sơ giới tử gồm có:

+ 03 đơn xin phát nguyện thọ giới có ý kiến chấp thuận bổn sư hoặc y chỉ sư, ý kiến chấp thuận của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện (giới tử trong tỉnh); ý kiến giới thiệu của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh thành đối với giới tử ngoài tỉnh.

+ 03 bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.

+ 03 bản sao đơn xin xuất gia đối với giới tử thọ giới Sa di, Sa di Ni.

+ 03 bản sao chứng điệp thọ giới Sa di đối với giới tử thọ giới Tỳ kheo.

+ 03 bản sao chứng điệp thọ giới Thức xoa Ma na đối với giới tử thọ giới Tỳ kheo Ni.

+ 03 bản sao chứng điệp Sa di Ni đối với giới tử thọ giới Thức xoa Ma na.

+ 03 bản sao văn bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương có thị thực đối với giới tử thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni dưới 30 tuổi tính theo khai sanh.

+ 03 bản sao văn bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc tương đương có thị thực đối với tử thọ giới Sa di. Sa di Ni, Thức xoa Ma na dưới 30 tuổi tính theo khai sanh.

+ 04 tấm ảnh màu (3×4)

2.Phát hồ sơ:

+ Thời gian:  Kể từ ngày ra thông báo này.

+ Địa điểm: Giới tử ngoài tỉnh liên hệ nhận hồ sơ tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre, hoặc liên hệ nhận hồ sơ tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện mà mình hiện đang đăng ký sinh hoạt tu học trong danh bạ Tăng Ni (nếu có).

– Riêng giới tử là Tăng Ni sinh Trường trung cấp Phật học tỉnh Bến tre liên hệ nhận hồ sơ giới tử tại Văn phòng Ban giám hiệu, đơn xin thọ giới do Ban giám hiệu giới thiệu thay bổn sư/y chỉ sư có xác nhận của Ban Trị sự, sơ yếu lích lịch của các giới tử này do Ban giám hiệu xác nhận.

– Giới tử có thể tải hồ sơ về từ www.Phatgiaotinhbentre.com

3.Thu hồ sơ:

Giới tử trong tỉnh nộp hồ sơ tại văn phòng BTS huyện/ thành phố mình tu học, khi nộp mỗi một bộ hồ sơ đóng góp 100.000đ (một trăm nghìn đồng) cho Ban tổ chức giới đàn, hạn chót là hết ngày 01/3/2020 để Ban Thường Trực Ban trị sự duyệt xét phân loại giới tử (Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện).

Hồ sơ giới tử ngoài tỉnh nộp tại Văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bến Tre, khi nộp mỗi bộ hồ sơ đóng góp 100.000đ (một trăm nghìn đồng) hạn cuối là hết ngày 01/3/2020.

IV. KHẢO HẠCH:

– Nội dung khảo hạch theo đề cương ôn thi của Ban tổ chức (đính kèm đề cương)

– Phải thuộc và hiểu nghĩa hai thời công phu.

– Phải thuộc và hiểu nghĩa 4 quyển luật trường hàng.

– Thời gian khảo hạch: Từ 07h30, ngày 01/4/2020 (ngày 09/3/Canh Tý).

V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIỚI TỬ:

– Giới tử phải có mặt tại đàn giới vào buổi sáng ngày 31/3/2020 (nhằm ngày 08/3/Canh Tý) để chuẩn bị các thủ tục nhập đàn giới theo danh sách được thọ giới, nhận phiếu báo danh…

– Trong thời gian bốn ngày, từ 01 đến 04/4/2020 (nhằm ngày 09 đến 12/3/Canh Tý) diễn ra đàn giới, giới tử không được vắng mặt, không được phép của Ban tổ chức giới tử không được tự ý rời khỏi giới đàn, nếu vi phạm thì không còn là giới tử tại đàn giới.

– Đem theo đồ dùng cá nhân, y hậu, tọa cụ, bình bát, đãy lọc nước tùy theo giới của mình xin lãnh thọ. Y hậu hay lễ phục phải đúng theo quy định của Nội quy Ban Tăng sự.

VI. ĐÓNG GÓP CÚNG DƯỜNG:

Ban tổ chức kêu gọi sự hiệp lực nhiệt tình ủng hộ của chư Tôn đức Tăng Ni, các tự viện, quý Phật tử và nhất là các tự viện có giới tử xin thọ giới.

Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện/ thành hội trong tỉnh tích cực vận động sự ủng hộ tịnh tài tịnh phẩm để trợ duyên cho Ban tổ chức đàn giới được thành tựu viên mãn Phật sự quan trọng này.

Trên đây là thông báo của Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre về việc tổ chức Đại giới đàn Hiển Pháp PL.2563 – DL.2020. Rất mong được chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội, trụ trì các tự viện trong và ngoài tỉnh động viên khuyến khích giới tử đủ điều kiện phát nguyện lãnh thọ giới pháp tu học, trở về tham dự đăng đàn truyền giới do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre tổ chức.

Kính chúc quý Ban, chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh cùng chư vị giới tử vô lượng an lạc, kiết tường như ý.

    Link tải hồ sơ và câu hỏi khảo hạch Đại Giới Đàn Hiển Pháp PL.2563 - DL.2020 dưới đây: http://www.mediafire.com/file/bj6wjzljbupirj4/H%25C3%2594_S%25C6%25A0_2020.rar/file

 CÂU HỎI KHẢO HẠCH GIỚI TỬ SA DI, SA DI NI

-----------o0o-----------

  1. Bài chú Đại Bi có tất cả bao nhiêu câu ?
  2. Thần chú Như Ý Bửu Luân Vương Đà la ni do Bồ tát nào thuyết ?
  3. Người trì chú Tiêu Tai Kiết Tường phải hội đủ ba pháp quán nào ?
  4. Bốn câu kệ sau đây là của Bồ tát nào tán thán làm lời mở đầu cho Phật mẫu Chuẩn Đề thần chú ?

      “Khể thủ Quy y Tô Tất Đế. Đầu diện đảnh lễ thất Câu Chi.Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề. Duy nguyện Từ bi thùy gia hộ”.

  1. Phật nói kinh A Di Đà là do ai hỏi ?
  2. Theo Kinh A Di Đà, điều kiện chính để vãng sanh là gì ?
  3. Tôn chỉ đường lối tu theo kinh A Di Đà là gì ?
  4. Kinh A Di Đà là đúng sự thật do ai xác nhận ?
  5. Pháp tu niệm Phật theo kinh A Di Đà là để dành cho những ai ?
  6. Kinh Hồng danh Sám hối có bao nhiêu danh hiệu Phật ?
  7. Tu pháp Sám hối cần phải có đủ những điều kiện nào ?
  8. Theo kinh Hồng danh Sám hối, mục đích của người xuất gia cầu quả vị gì ?
  9. Sám hối có tất cả bao nhiêu cách ?
  10. Mười danh hiệu của Phật là gì, kể ra ?
  11. Nghi thức Mông sơn thí thực do ai biên soạn ?
  12. 4 câu kệ trong Mông sơn thí thực sau đây được trích từ kinh nào ?
Nhược nhơn dục liễu tri. Tam thế nhất thiết Phật, Ứng quán pháp giới tánh. Nhất thiết duy tâm tạo”
  1. Tiêu Diện Đại sĩ là hóa thân của Bồ tát nào ?
  2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp nhất. “ ....sở tạo chư ác nghiệp. Giai do vô-thỉ tham, sân, si, Tùng thân ngữ ý chi sở sanh. Nhứt thiết cô hồn giai sám hối”.
  1. Nam-mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế, án tam bạt ra, tam bạt ra hồng”, đây là thần chú gì ?
  2. Đạo Phật nghĩa là gì ?
  3.  Tam tạng kinh điển của đạo Phật là những gì ?
  4.  La-hầu-la là con của ai ?
  5.  Bốn thánh tích trọng đại liên quan đến cuộc đời đức Phật Thích Ca là những nơi nào ?
  6. Theo Phật học phổ thông khóa 1, bài thứ 4 người Quy y Phật rồi nguyện trọn đời không được làm gì ?
  7. Theo Phật học phổ thông khóa 1, bài thứ 4 người Quy y Pháp rồi nguyện trọn đời không được làm gì ?
  8. Theo Phật học phổ thông khóa 1, bài thứ 4 người Quy y Tăng rồi nguyện trọn đời không được làm gì ?
  9. Tam bảo có 3 bực. Đó là gì ?
  10. Ngũ giới bao gồm những gì ?
  11. Đâu là cách sám hối sai lầm không phải của Đạo Phật ?
  12. Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa ?
  13. Hãy kể tên 7 cách lạy mà Phật học phổ thông khóa 1, bài thứ 7 đã ghi ?
  14. Giáo lý của đạo Phật gồm có những gì ?
  15. Tam minh là gì ?
  16. Định nghĩa “Giới” là gì ? “Luật” là gì ?
  17. Các bài kệ trong Tỳ Ni Nhựt Dụng thiết yếu phần nhiều có một câu giống nhau, câu đó là gì ? Đọc hai bài kệ để chứng minh ?
  18. Như thế nào mới gọi là hảo tâm xuất gia ?
  19. Ngũ giới của người xuất gia là gì ?
  20. Hãy kể 5 pháp quán của người xuất gia khi ăn cơm ?
  21. Bài kệ Thị giả tống thực tụng đọc lúc nào ?
  22. Phật dạy người xuất gia phải đền trả tứ ân. Vậy tứ ân là những gì ?
  23. Tam nghiệp là gì ? Nghiệp nào quan trọng hơn hết ?
  24. Người uống rượu có bao nhiêu lỗi ?
  25. Sa di là gì ? Có mấy nghĩa ?
  26. Sa di có mấy bực ? Kể ra.
  27. Vì sao gọi là Khu ô Sa di ?
  28. Vì sao gọi là Ứng pháp Sa di ?
  29. Người muốn được thọ giới Sa di tuổi thấp nhất phải là bao nhiêu ?
  30. Oai nghi là gì ?
  31. Sa môn là gì ?
  32. Hòa Thượng là tiếng nước nào ?
  33. Trung Hoa dịch từ “Hòa thượng” nghĩa là gì ?
  34. A xà Lê có mấy bực ?
  35. Trong 24 thiên oai nghi, Theo chúng đi ăn thiên thứ mấy ?
  36. Theo Hạ thiên Oai nghi môn, có bao nhiêu trường hợp Sa di không phải đứng dậy khi thấy bậc Đại Sa môn đi qua ?
  37. Hãy viết ra bài kệ xuất sanh ?
  38. Hãy viết ra bài kệ Thị giả tống thực ?
  39. Hãy viết ra bài chú súc miệng ?
  40. Bài kệ chú cạo tóc ?
  41. Kệ chú thọ Đãy lọc nước (Lự Thủy Nang: của Sa di)
  42. Kệ chú Đấp Mạn Y An Đà Hội
  43. Hãy cho biết GHPGVN được thành lập từ năm nào, mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
  44. Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VI được thông qua tại kỳ Đại hội nào?
  45. Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Nội quy Ban Tăng sự?
  46. Đức Pháp chủ GHPGVN hiện nay là ai?
  47. Chủ tịch hội đồng trị sự GHPGVN hiện nay là ai?
  48. Phương châm hoạt động của GHPGVN là gì?
  49. Hệ thống tổ chức của GHPGVN được quy định như thế nào?
  50. Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ gì?
  51. Hiện nay cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của GHPGVN là cơ quan nào?
  52. Tóm tắt ngắn gọn quá trình hành đạo của Hòa thượng Thích Hiển Pháp từ khi GHPGVN được thành lập?
 

CÂU HỎI KHẢO HẠCH GIỚI TỬ TỲ KHEO, TỲ KHEO NI, THỨC XOA

-----------o0o-----------

  1. Câu: “Như nhứt chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê hoàn” là lời phát nguyện của ai ?
  2. Bài chú Đại Bi có tất cả bao nhiêu câu ?
  3. Tam bảo trong Kinh Lăng Nghiêm, Tăng Bảo là những vị nào ?
  4. Thần chú Như Ý Bửu Luân Vương Đà la ni do Bồ tát nào thuyết ?
  5. Người trì chú Tiêu Tai Kiết Tường phải hội đủ ba pháp quán nào ?
  6. Bốn câu kệ sau đây là của Bồ tát nào tán thán làm lời mở đầu cho Phật mẫu Chuẩn Đề thần chú ?

“Khể thủ Quy y Tô Tất Đế.

 Đầu diện đảnh lễ thất Câu Chi.

Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề.       

Duy nguyện Từ bi thùy gia hộ”.

  1. Để được tăng trưởng thọ mạng Đức Phật gọi Bồ tát nào đến để thuyết thần chú Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà la ni ?
  2. Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn là do Bồ tát nào thỉnh Phật thuyết ?
  3. Theo năm thời kinh của Phật giáo thì Kinh Tiểu bổn A Di Đà thuộc thời nào ?
  4. Ba bậc Bất thối theo kinh A Di Đà là gì ?
  5. Trong thời Hồng Danh Bửu Sám chúng ta lạy bao nhiêu vị Phật ?
  6. Theo Phật giáo, ba pháp Sám hối là những pháp nào ?
  7. Sám hối đoạn trừ phiền não thành tựu ba trí nào ?
  8. Ba pháp thí của Phật giáo là gì ?
  9. Để thành tựu hạnh thí đúng nghĩa phải hội đủ ba điều kiện nào ?
  10. Theo Nhị Khóa Hiệp Giải, Địa ngục có ba chỗ đó là gì ?
  11. Loài Quỉ có ba điều chướng ngại là những điều nào ?
  12. Có bao nhiêu Quỉ vương làm chủ thống lãnh các bộ Quỉ - Thần ?
  13. Hình ảnh bảy hoa sen khi Thái tử Sĩ-đạt-ta Đản sanh tượng trưng cho ai ?
  14. Thái tử có bao nhiêu tướng tốt, bao nhiêu vẻ đẹp ?
  15. Thái tử dạo 4 cửa thành trong thấy những gì ?
  16. Đức Phật xuất thân từ giai cấp nào ?
  17. Thái Tử sanh bao lâu thì mẹ của Ngài qua đời ?
  18. Thái tử tu ép xác khổ hạnh sáu năm, đường lối tu này đúng hay sai ?
  19. Lời dạy sau cùng của Đức Phật được ghi trong kinh nào ?
  20. Hãy cho biết Tam Bảo gồm có mấy bực ? Kể ra ?
  21. Bốn giới đầu của Bát Quan Trai là gì ?
  22. Vì sao ta phải ăn chay ?
  23. Người Phật tử tại gia có Bổn Phận như thế nào đối với tự thân ?
  24. Theo Phật học Phổ thông, từ “Vô thường” nghĩa là gì ? có mấy loại ?
  25. Theo Phật học phổ thông, Nhân quả có bao nhiêu đặc tính ?
  26. Lục đạo mà chúng sanh luân hồi là những cảnh giới nào ?
  27. Tứ nhiếp pháp là gì ?
  28. Sáu pháp Hòa kính là những pháp nào ?
  29. Ðể vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà cần có những điều kiện gì ?
  30. Kinh Tứ Thập Nhị Chương thuộc hệ tư tưởng nào ?
  31. Kinh Tứ Thập Nhị Chương ai dịch từ chữ hán sang chữ Việt ?
  32. Những gì gọi là lục Thần Thông ?
  33. Căn bản của quán vô thường là gì ?
  34. Những phần nào thuộc ngũ dục lạc ?
  35. Bài kệ sau đây Đức Phật nói trong chương thứ mấy của Kinh Tứ thập Nhị Chương ?
Dục sanh từ ý ông, ý do tư tưởng sanh, Cả hai tâm vắng lặng, phi sắc cũng phi hành”
  1. Kinh Tứ thập Nhị Chương Đức Phật thuyết bao nhiêu điều khó ?
  2. Phật dạy: Sa môn hành đạo không như con trâu kéo xe, thân tuy hành đạo, mà tâm đạo chẳng hành; tâm đạo nếu hành, đâu cần hành đạo, thuộc chương thứ mấy ?
  3. Bát nhã độ (hay trí huệ độ) gồm có những phần nào ?
  4. Đức Phật thuyết Kinh Thập Thiện ở đâu ? Cho ai nghe ?
  5. Mười điều trong Kinh Thập Thiện là gì ?
  6. Lục Chủng Thành tựu gồm những gì ?
  7. Trong kinh thường nhắc đến Bát bộ hộ trì chánh pháp là ai ?
  8. Lục đạo chúng sanh là gì ?
  9. Ngũ Uẩn gồm năm thứ là những thứ nào ?
  10. Bát Chánh Đạo là những gì ?
  11. Ngũ giới của hàng xuất gia là gì ?
  12. Kinh Di Giáo được đức Phật nói lúc nào.
  13. Đối tượng chính Phật thuyết kinh Di Giáo là ai ?
  14. Phật nói kinh Di Giáo tại đâu ?
  15. Kinh Di Giáo được ngài Cưu Ma La Thập dịch ở nước nào ?
  16. Nội dung kinh Di Giáo đề cập là gì ?
  17. Nội dung kinh Di Giáo nhấn mạnh tầm quan trọng nhất là gì ?
  18. Vì sao Kinh Di Giáo Phật dạy: “Sau khi ta nhập diệt các ông phải lấy giới luật làm thầy” ?
  19. Vì sao Kinh Di Giáo dạy người tu phải tập hạnh “muốn ít và biết đủ” ?
  20. Sa di là gì ? Có mấy nghĩa ?
  21. Sa di có mấy bực ? Kể ra.
  22. Định nghĩa “Giới” là gì ? “Luật” là gì ?
  23. Trong mười giới Sadi, giới nào trọng, giới nào khinh ? Kể ra.
  24. Các bài kệ trong Tỳ ni nhựt dụng thiết yếu phần lớn có một câu giống nhau, câu ấy là gì ? đọc hai bài kệ để chứng minh ?
  25. Như thế nào mới gọi là hảo tâm xuất gia ?
  26. Oai nghi là gì ?
  27. Luật nghi” của Sa Di là gì ?
  28. Sa môn là gì ?
  29. Ngũ giới của người xuất gia là gì ?
  30. Hòa Thượng là tiếng nước nào ? Trung Hoa dịch là gì ?
  31. A xà Lê có mấy bực ?
  32. Trong 24 thiên oai nghi, Theo chúng đi ăn là thiên thứ mấy ?
  33. Hãy kể 5 pháp quán của người xuất gia khi ăn cơm ?
  34. Hãy viết ra bài kệ xuất sanh ?
  35. Hãy viết ra bài kệ Thị giả tống thực
  36. Phật dạy người xuất gia phải đền trả 4 ân. Vậy 4 ân đó là gì ?
  37. Trong Sa Di giới, người uống rượu có bao nhiêu lỗi ?
  38. Hãy viết ra bài chú súc miệng ?
  39. Tam nghiệp là gì ? Nghiệp nào quan trọng hơn hết ?
  40. Hãy viết tên 24 thiên oai nghi ?
  41. Bài kệ chú cạo tóc ?
  42. Kệ chú thọ Dãy lọc nước (Lự thủy nang của Sa di)
  43. Kệ chú Đấp Mạn Y An Đà Hội
  44. Kệ chú thọ đãi lọc nước (của Tỳ kheo)
  45. Bài chú Ngũ điều Y
  46. Bài chú Thất điều Y
  47. Bài chú Cửu điều Y
  48. Kệ chú thọ Bát                               
  49. Bát kỉnh pháp là gì ?
  50. Hãy cho biết GHPGVN được thành lập từ năm nào, mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
  51. Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VI được thông qua tại kỳ Đại hội nào?
  52. Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Nội quy Ban Tăng sự?
  53. Đức Pháp chủ GHPGVN hiện nay là ai?
  54. Chủ tịch hội đồng trị sự GHPGVN hiện nay là ai?
  55. Phương châm hoạt động của GHPGVN là gì?
  56. Hệ thống tổ chức của GHPGVN được quy định như thế nào?
  57. Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ gì?
  58. Hiện nay cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của GHPGVN là cơ quan nào?
  59. Tóm tắt ngắn gọn quá trình hành đạo của Hòa thượng Thích Hiển Pháp từ khi GHPGVN được thành lập?

Ban TT-TT PG tỉnh Bến Tre

Trị sự GHPGVN tỉnh thông báo tổ chức Đại Giới đàn Hiển Pháp PL. 2563 – DL. 2020 appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.

 
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online