Bhutan: Khai mạc Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về Phật giáo Kim Cương thừa (Vajrayana) tại thủ đô Thimphu

PSO - Sáng ngày 01/10/2022 (nhằm ngày 06/9 năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Nghiên cứu chỉ số Hạnh phúc Bhutan (GNH), Zhichenkhar, thủ đô Thimphu, Bhutan đã diễn ra lễ khai mạc Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana) với chủ đề: “Tính thời đại của Phật giáo”. Hội thảo diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 4/10/2022 với sự tham dự của các diễn giả và đại biểu học giả, hành giả Phật giáo Kim Cương Thừa đến từ 41 quốc gia trên thế giới với số lượng lớn các học giả xuất sắc của Phật giáo Kim Cương thừa cùng các nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo từ khu vực và cả từ các quốc gia xa xôi như Nga, Đức, Pháp, Hungary, Hy Lạp, Canada, Mexico, Ý, Israel....

Nghi thức tâm linh được cử hành theo truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa trước Lễ khai mạc Hội thảo

Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp của Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) Ấn Độ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Bhutan và Trung tâm Nghiên cứu chỉ số Hạnh phúc Bhutan (GNH). Theo Ngài Dasho Karma Ura - Trung tâm Nghiên cứu chỉ số Hạnh phúc Bhutan: “Đây là một đặc ân và vinh dự cho người dân Bhutan sau 3 năm được chào đón các diễn giả trong và ngoài nước đến tham dự sự kiện trọng đại này”.

Khai mạc Hội thảo là bài diễn văn của Ngài Lopön Tshogki – Trung ương Giáo hội Phật giáo Bhutan; tiếp đó là các bài phát biểu của Hoà thượng Mugunuwela Anuruddha Thero - Tổng Thư ký Giáo đoàn Thanh thiếu niên Phật tử Quốc tế; Thượng tọa Karunanand Thero - Tăng đoàn Bouddha Kristi Prachar, Bangladesh và cuối cùng là bài phát biểu của Ngài Rinpoche Trulku Tenzin Woser - dòng truyền thừa Gelug, Ấn Độ.

So với hội thảo lần thứ 3 (88 đại biểu), tham dự hội thảo lần này có hơn 200 đại biểu quốc tế và 400 đại biểu trong nước. Nhiều chủ đề được trình bày trong bốn ngày Hội thảo, gồm: Thực tập thân tâm trong PG Kim Cang thừa; PG Kim Cang thừa ở Tây phương; Đạo đức học và giá trị của PG Kim Cang thừa; Kim Cang thừa trong đời sống hàng ngày; Phật giáo và Y học; PG trong thời đại Kỷ nguyên số; Tính thời đại của PG Kim Cang thừa; Sự tương tác của các truyền thống PG; Chánh niệm và Hạnh phúc; Hệ sinh thái Kim Cang thừa; PG nhập thế; Tính huyền bí trong PG Kim Cang thừa; Phụ nữ và PG Kim Cang thừa; Mỹ thuật trong PG Kim Cang thừa; Tỳ kheo Ni và việc thực hành Yoginis; Tính không trong PG Kim Cang thừa; Quán tưởng và văn hóa vật chất; Dòng truyền thừa và những truyền thống.

Cũng theo Ngài Dasho Karma Ura thì Phật giáo Kim Cương thừa xuất hiện ở Bhutan từ thế kỷ thứ 6. Với lịch sử lâu đời như vậy, Trung ương Giáo hội Phật giáo Bhutan (đơn vị đồng tổ chức hội thảo) mong muốn mang đến một thông điệp và chỉ ra một con đường, tương lai tốt hơn của bất kỳ ai khi tiếp cận Phật giáo Kim Cang thừa để hiểu về chính mình trong hiện tại và tương lai, áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày như: Kinh doanh, quản lý, môi trường, tổ chức xã hội, chính trị, v.v.

Ngài Tulku tái sinh Kalu Rinpoche là diễn giả đầu tiên trình bày tại phiên thứ nhất Hội thảo Phật giáo Kim Cương thừa

Sau lễ khai mạc là các bài tham luận của các diễn giả tại phiên thứ nhất. Tiếp theo đó vào buổi chiều là các bài tham luận của các diễn giả đến từ các quốc gia.

Theo Ban tổ chức cho biết: Trong những ngày diễn ra hội thảo, người dân Bhutan có thể tham quan triển lãm thư pháp Phật giáo Kim Cang thừa tại Hội trường Trung tâm Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc Bhutan (GNH). Triển lãm tái hiện những hình ảnh về Phật giáo Kim Cang thừa do nhà thư pháp nổi tiếng người Sikkim - Jamyang Dorji phác họạ và tái hiện lại. Ngoài ra, sẽ có các buổi chia sẻ về thực hành Yoga Kim Cương thừa của Ngài Tulku tái sinh Rinpoche Kalu vào tối ngày 1/10 và 2/10 và buổi chiếu phim của phái đoàn Đại biểu Nga vào tối ngày 3/10.

Trước đó vào tối ngày 30/9, Ban Tổ chức đã mở tiệc chiêu đãi chào mừng đại biểu và người tham dự với chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc cùng những bài phát biểu của quý vị lãnh đạo cấp cao chính phủ Bhutan, Trung ương Giáo hội Phật giáo Bhutan và Tổng Thư ký Liên đoàn Phật giáo thế giới (IBC) tại Trung tâm Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc Bhutan.

Những hình ảnh ghi nhận tại Hội thảo:

Hồ Thuỷ - Thái Hà (Đưa tin từ Bhutan)

Download Android Download iOS
TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ bàn giao Nhà đại đoàn kết tại thị trấn A Lưới

Chiều nay ngày 24/12/2024 nhằm ngày 24/11/Giáp Thìn, Phân ban phật tử dân tộc TƯ (PTDT TƯ) GHPGVN Phối hợp với Phân ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự GHPGVN huyện A Lưới cùng các cấp chính quyền địa phương thị trấn A Lưới tổ chức Lễ khánh thành, tiến hành bàn giao Nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình Hồ Đình Mẫn - Trần Thị Nhia (Đồng bào Pa K

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online