Bình Dương: Tăng Ni và Phật tử hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị hướng đến xây dựng thành phố xanh thân thiện gia đoạn (2024 - 2030)

PSO - Trồng cây là món quà vô giá gửi đến tương lai, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự, hạn chế sử dụng túi ni-long, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

Môi trường sống của chúng ta đang đối mặt với vấn nạn môi trường và nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng tăng, không ai khác chúng ta là một trong những tác nhân tạo ra hệ lụy, vì vậy chúng ta phải tự nhận thức lại để thay đổi hành vi của mình. 

Tăng Ni và Phật tử với thông điệp bảo vệ môi trường.

Khi chúng ta trồng một cây xanh là hành động đẹp và ý nghĩa, mỗi cây xanh được trồng là món quà vô giá gửi đến tương lai cho thế hệ mai sau. Cây xanh đã giúp cho sự sống của chúng ta, vì vậy chúng ta cần bảo vệ và trồng nhiều cây xanh hơn nữa bằng tình yêu, lòng biết ơn và sự khiêm nhường đối với thiên nhiên tươi đẹp.

Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Sáng ngày 16/6/2024, tại chùa Long Minh (phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), nhận thức được vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã tích cực tham gia thực hiện tiêu chí “sống có trách nhiệm với cộng đồng” và hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị hướng đến xây dựng “Thành phố xanh – thân thiện” giai đoạn 2024 - 2030 của Ủy ban MTTQVN thành phố Thủ Dầu Một.

Đến dự lễ ra quân có: Bà  Trần Thị Kim Lan – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Văn Đông – Bí thư Thành ủy Thành phố Thủ Dầu Một; Thượng tọa Thích Minh Chí – Trưởng ban Nghi lễ PG tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN thành phố Thủ Dầu Một; Đại đức Thích Thiện Trí – Phó trưởng ban Thường trực ban Trị sự Phật giáo Thành phố; Thượng tọa Thích Thiện Đức – Phó ban Trị sự Phật giáo thành phố; Đại đức Thích Huệ Minh – Phó ban Trị sự Phật giáo thành phố, Trụ trì chùa Long Minh; Ni sư Thích nữ Hương Tâm – Trụ trì chùa Giác Hoa; cùng chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử trong thành phố, đại diện các sở ban ngành trong thành phố, thành viên Tổ tự quản bảo vệ môi trường, lực lượng nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, đoàn viên, hội viên và nhân dân phường Tân An đồng tham dự.

Tại buổi lễ, 50 cây xanh đã được chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử trồng trong khuôn viên chùa Long Minh và chùa Giác Hoa; nơi đây, được xây dựng thành một vườn cây xanh, các loại cây trồng và tạo điểm nhấn cho chùa. 

Trồng cây tại chùa Long Minh, phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Trồng cây tại chùa Giác Hoa, phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Bà Trương Thị Thu Hiền – Chủ tịch UB MTTQVN thành phố Thủ Dầu Một phát biểu 

Phát biểu của bà Trương Thị Thu Hiền – Chủ tịch UB MTTQVN thành phố Thủ Dầu Một trong buổi lễ phát động phủ xanh đô thị - chung tay thực hiện trọng tâm xây dựng thành phố 3 không và 4 tốt và vinh dự là người dân thành phố gương mẫu, thân thiện và nghĩa tình.

Giáo lý Phật giáo dạy con người phải biết sống theo Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), biết giữ “Ngũ giới” và biết làm “Thập thiện”. Lối sống nhân văn, nhân đạo trong Phật giáo có ý nghĩa răn dạy con người phải ứng xử hài hòa với thiên nhiên, biết tôn trọng sinh mệnh của vạn vật, từ những loài nhỏ nhất như cây cỏ, côn trùng nhằm giữ gìn sự đa dạng sinh học. Về điều này, Hòa thượng Thích Minh Châu đã từng giải thích: “Hại người/vật vô tội cũng giống như ném bụi ngược gió với kết quả là ta phải chịu hậu quả của hành động mình". Ngoài ra, theo luật nhân quả của nhà Phật, con người nếu biết tu dưỡng nghiệp thiện, gây nhân tốt thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Con người đối với môi trường thiên nhiên cũng vậy.

Có thể thấy, trong giáo lý, kinh sách của Phật giáo luôn tiềm ẩn những tư tưởng, những bài học sâu sắc về ý thức bảo vệ môi trường sống. Để cụ thể hóa những tư tưởng ấy thành hành động cụ thể của mỗi người. Hàng năm, Phật giáo thường có ba tháng An cư Kiết hạ để tu tập giáo lý. An cư kiết hạ là ba tháng mùa mưa của Ấn Độ xưa kia, nên việc hạn chế đi lại trong ba tháng đó sẽ tránh được sự sát hại vô tình đối với côn trùng, sâu bọ, cây cỏ. Điều này vốn xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của Phật giáo là từ bi, hỷ xả, không sát sinh muôn loài. Nó đã góp phần nêu cao tinh thần, trách nhiệm tự giác của con người đối với sứ mệnh bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên tươi đẹp và môi trường sinh thái.

ĐĐ. Thích Huệ Minh – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử PG tỉnh Bình Dương Phó Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Thủ Dầu Một phát biểu

Chia sẻ trong buổi lễ phát động trồng cây: Đại đức Thích Huệ Minh cho biết: Trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có bốn sự kiện trọng đại đều diễn ra tại rừng cây. Trước hết, Ngài được sinh ra ở rừng cây. Theo tục lệ của đất nước Ấn Độ thời bấy giờ, gần đến ngày sinh nở, Hoàng hậu Maya phải về quê của mình ở Devadaha. Nhưng khi đoàn người đi đến vườn Lâm Tỳ Ni thì Hoàng hậu lâm bồn. Đức Phật đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. 

Đến khi thành đạo, Ngài cũng ở dưới cội cây bồ đề. Hình ảnh cây bồ đề gắn liền với quá trình ngộ đạo và tu hành của Đức Phật. Dưới gốc cây Bồ-đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo lý nhà Phật và tu thành chánh quả. Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây Bồ-đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn và sự giác ngộ. Theo các điển tịch về Phật giáo, cây Bồ-đề đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời tu hành của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới cây Bồ-đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. 

Khuyến khích người dân Phật tử thành phố Thủ Dầu Một hãy sử dụng tiết kiệm điện, nước gia đình và nơi công cộng, tiết kiệm mọi lúc mọi nơi, sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt bớt điện vào giờ cao điểm, hưởng ứng giờ trái đất...các chùa trong thành phố  nên chú trọng kiến tạo những không gian xanh, thanh tịnh ở những nơi thờ tự, góp phần tích cực gắn kết người dân, Phật tử với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung trong cộng đồng văn minh, thân thiện môi trường, hòa hợp và nghĩa tình.

Đối với rác thải: Phật tử chúng ta hạn chế sử dụng túi nilon. Phân loại rác, tái sử dụng các chai nhựa để trồng cây, trồng hoa....không vứt rác bừa bãi, thụ dọn rác sau khi sử dụng và bỏ rác đúng nơi quy định, không xã rác ra kênh rạch và môi trường xung quanh nơi mình sinh sống và xung quang chùa cũng như công ty nơi mình làm việc...

Đối với cây xanh: không bẻ cành, ngắt hoa, dẫm lên cỏ, giữ gìn bảo vệ cây xanh nơi công cộng, tạo mảng xanh thành phố nơi khuôn viên nhà, nơi mình làm việc và khu phố nơi mình sinh sống.

Ban Trị sự Phật giáo Thành phố sẽ cùng với Ban Hoằng pháp thông qua các buổi giảng pháp, tuyên truyền cho đông đảo Phật tử cùng người dân hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng khu phố văn hóa, đô thị văn minh, ý thức bảo vệ môi trường sống tại nơi mình sinh hoạt, cơ quan nơi mình làm việc và gia đình mình...

Tất cả chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử thành phố là gương sáng điển hình để làm nên một cộng đồng không rác thải, thiên nhiên tươi đẹp và thành phố văn minh hiện đại, thân thiện và nghĩa tình.

Trong 03 năm 2021 - 2023 thực hiện đề án "Trồng một tỷ cây xanh" của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025 cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây xanh, đạt trên 121% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trong 3 năm qua là gần 9,5 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,8%, nguồn vốn còn lại từ xã hội hóa và nguồn vốn khác. hưởng ứng đề án trồng cây xanh, chư Tôn đức Tăng Ni Phật giáo Bình Dương nói chung, Phật giáo TP. Thủ Dầu Một nói riêng đã và đang hưởng ứng "Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, một nét đẹp văn hóa, một phong tràoTăng Ni, Phật tử sâu rộng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Trồng cây gây rừng đã góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Sống theo Phật là sống tỉnh giác và sống yêu thương muôn loài, cho nên hiểu rõ những gì nên làm và làm những gì lợi ích cho nhiều người mà không gây tổn hại đến người khác, đến môi trường sống của muôn loài. Thế giới sống tốt đẹp hoàn hảo như vậy thì tự thân chúng ta xây dựng và bảo hộ cho chính mình an trú và cho mọi người, mọi loài cùng sinh tồn, cùng thăng hoa trong cuộc sống hạnh phúc, an lạc.

Ban TT-TT PG tỉnh Bình Dương

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online