Bộ Văn hóa Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) tổ chức Đại lễ Vesak 2022 tại Thủ đô New Delhi

PSO - Nhân dịp Đại lễ Vesak 2022 (Vaishakha Buddha Purnima Divas), kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: ngày Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập diệt, chiều ngày 16/5/2022, Bộ văn hoá Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đã long trọng tổ chức chương trình lễ kỷ niệm đầy màu sắc tại Sân vận động Jawaharlal Nehru, Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Đại biểu khách mời danh dự có:  Ngài Shri Kiren Rijiju - Bộ trưởng Liên minh về Luật và Tư pháp, Ấn Độ; Ngài Shri G. Kishan Reddy - Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch, Ấn Độ; Ngài Shri Arjun Ram Meghwal - Bộ trưởng Bộ Văn hóa tiểu bang,  Ấn Độ; Bà Meenakashi Lekhi - Bộ trưởng Liên minh Văn hóa, Ấn Độ.

Tiến sĩ Arvind Kumar Singh - Giám đốc Đối ngoại, Trường Đại học Phật giáo Gautam (GBU) cho biết, Trường cũng được mời tham dự sự kiện, trong đó có 30 Tăng Ni sinh Việt Nam trên tổng số 45 sinh viên của Trường đã đến tham dự sự kiện này. 

Tại các địa điểm diễn ra Lễ tụng kinh cầu nguyện cũng được kết nối cầu truyền hình trực tiếp; trong đó, có:

Lễ tụng kinh cầu nguyện tại đền Mulagandha Kuti, TP. Sarnath, Ấn Độ

Lễ tụng kinh cầu nguyện tại đền Mayadevi, Lumbini, Nepal - nơi Thái tử Siddhartha đản sanh

Tại lễ đài chính, Ngài Shartse Khensur Jangchup Choeden - Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC), dâng tặng khăn Khatag và hướng dẫn Đại biểu danh dự cử hành nghi lễ thắp đèn, dâng hương theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. 

Chư Tăng truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy và Nalanda cùng tụng kinh Mangalapath. 

Phát biểu khai mạc, Ngài Shartse Khensur Jangchup Choeden - Phó Tổng thư ký, Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) nhấn mạnh, chúng ta có mặt vào ngày này để tưởng nhớ sự kiện trọng đại trong lịch sử nhân loại. Không một ai có tầm ảnh hưởng đến loài người như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nên chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ và ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của  Đức Phật, về sự vĩ đại của Đấng toàn giác với những đóng góp cho nhân loại không chỉ đối với 1 quốc gia này hay một số quốc gia khác,...Hãy lắng nghe quý vị Đại biểu khách mời tham dự buổi lễ chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình tại lễ đài.

Đặc biệt, cầu truyền hình trực tiếp đã kết nối với Nepal, nơi diễn ra Lễ đặt đá để xây dựng "Trung tâm Di sản và Văn hóa Phật giáo Quốc tế Ấn Độ" tại một khu đất ở Lumbini, Nepal thuộc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC). Thủ tướng Ấn Độ - Shri Narendra Modi đã tham dự buổi lễ đặt đá theo lời mời của Thủ tướng Nepal - Shri Sher Bahadur Deuba. Được biết, lô đất đã được Quỹ phát triển Lumbini phân bổ cho IBC vào tháng 11/2021.  Đây được coi là một công trình đẳng cấp thế giới, gồm có: hội trường cầu nguyện, trung tâm thiền, thư viện, phòng triển lãm, quán cà phê và các tiện nghi khác. Diện tích xây dựng là 6300 mét vuông và đây sẽ là tòa nhà không khí thải đầu tiên ở Nepal với công nghệ làm mát bằng bức xạ cùng các khối nước. Trung tâm sẽ mở cửa cho tất cả khách hành hương Phật giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.

Hai vị Thủ tướng đã công bố mô hình tổng thể của "Trung tâm Di sản và Văn hóa Phật giáo Quốc tế Ấn Độ" Để đánh dấu sự kiện này, hai Thủ tướng còn tham dự lễ kỷ niệm Đức Phật Đản sanh PL.2566 được tổ chức bởi Lumbini Development Trust dưới sự bảo trợ của Chính phủ Nepal. Tại đây, Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi đã có lời phát biểu đến toàn thể đại chúng.

Buổi lễ tiếp tục với tiết mục văn hóa của Viện Nghệ thuật Biểu diễn Tây Tạng (TIPA), thị trấn Dharamshala, bang Himachal Pradesh. Tiết mục biểu diễn sân khấu của nhóm ATTODEEP, thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Phát biểu tại buổi lễ, Bà Meenakashi Lekhi cho rằng giáo lý Phật giáo dạy về con đường giác ngộ, bất bạo động; lời dạy của Đức Phật rất phù hợp cho đến ngày nay và cần phải thúc đẩy sự hòa hợp và hòa bình thế giới.

Các Bộ trưởng khách mời đã phát biểu và đồng quan điểm về giá trị tinh túy trong những lời dạy của Đức Phật trong giải quyết xung đột, ứng phó với biến đổi khí hậu thời đại ngày nay và cho rằng Phật giáo là món quà của Ấn Độ với thế giới, gắn kết Ấn Độ với các quốc gia khác. Bộ Du lịch cũng đang phát triển và đào tạo hướng dẫn viên Du lịch nói tiếng Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Ban tổ chức đã trao quà lưu niệm đến quý vị Đại biểu danh dự.

Phát biểu bế mạc, Tiến sĩ Ravindra Panth - Giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đã gửi lời tri ân đến toàn thể quý vị khách quý tham dự Đại lễ, đóng góp vào thành công của buổi lễ kỷ niệm đáng nhớ này.

Cùng ngày, Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đã tổ chức Đại lễ Vesak trực tuyến kết nối các điểm Lễ cầu nguyện; đồng thời, phát những Thông điệp chúc mừng Đại lễ của đại diện Phật giáo các nước. Buổi lễ cũng đã phát các chương trình biểu diễn nghệ thuật đầy màu sắc, tái hiện hình ảnh Đức Phật vượt qua các chướng ngại khi ngồi thiền định,... 

Thượng tọa TS. Dhammapiya - Tổng Thư ký Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đã phát biểu khai mạc. Theo Thông điệp Đức Dalai Lama thứ 14, Ngài đã dặn dò chúng ta cần ghi nhớ và chiêm nghiệm lời dạy của Đức Phật về chân lý Tứ Diệu Đế; đồng thời, phát khởi Bồ Đề Tâm để phụng sự chúng sanh. Bằng cách này, chúng ta có thể phát triển được sự bình an nội tại và từ đó, tạo ra năng lượng an lành quanh mình. Tiếp theo là Thông điệp của các nước Cambodia, Hàn Quốc, Việt Nam (HT. Thích Trí Quảng và HT. Thích Thiện Nhơn), Mexico, Bangladesh, Thái Lan, Nga, Anh....     

Hòa thượng Tỳ kheo NanDisena - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC), Trụ trì đền thờ Dhamma Vihara, Giám đốc Tâm linh và Bộ trưởng Tôn giáo, Phật giáo Nguyên Thủy, Mexico 

Hòa thượng Buddhapriya Mahathero (Chủ tịch, Tăng đoàn Bangladesh Bouddha Kristi Prachar, Bangladesh)

Ngài Rinpoche đời thứ 7 Naro Banchen - Giáo chủ dòng Naro Banchen Trust, Mông Cổ. Ngài khẳng định, đây là ngày quan trọng không chỉ của những người theo đạo Phật mà còn của toàn thế giới. Đức Phật đã tìm ra bản chất của tâm và dạy cách xây dựng hạnh phúc. Cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc bắt nguồn từ lý trí và tư duy logic. Vì vậy, trong ngày này, Ngài mong muốn chúng ta không làm tổn thương người khác qua thân, khẩu, ý. Nên gieo thiện nghiệp, học và thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Ngài gửi lời chúc sức khỏe đến các Đạo sư và những bậc thầy hoằng pháp có cuộc sống dài lâu để mang giáo lý của Đức Phật vào công cuộc truyền bá chánh pháp, làm lợi lạc quần sanh.

Thượng tọa Anilman Sakya - Phó Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Mahamakut, Thái Lan.

Tiếp theo chương trình, Ban tổ chức đã phát một đoạn phim ngắn về những Thánh tích liên quan đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Tứ Động Tâm) từ khi Phật Đản sanh đến ngày Phật nhập diệt:

Quang cảnh nơi Đức Phật đản sanh với 7 bước Sen nở tại Lumbini, Nepal.  Đoạn phim còn đưa chúng ta trở về Thánh tích Bồ Đề Đạo tràng (Bodhgaya, Ấn Độ) nơi Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề, vượt qua bao chướng ngại để trở thành Đấng toàn giác vào ngày trăng tròn Vesak.

Vườn Nai (TP. Sarnath) là nơi Đức Phật chuyển Pháp luân, thuyết giảng bài pháp đầu tiên "Tứ Diệu Đế" cho 5 anh em Kiều Trần Như.

Và khu Thánh tích Kushinagar là nơi Đức Phật nhập niết bàn vào ngày Vesak. 

Thượng tọa Chao Khun Keng - Trụ trì tu viện Santi Forest, Malaysia đã chia sẻ Pháp thoại tại buổi lễ    Thượng tọa Acarya Sunyo - Giảng viên, Hiệp hội Phật pháp, Brazil cùng Thông điệp chúc mừng Đại lễ Vesak.

Ngài Sangay Dorji Karma - Acharya của Tu viện Trung ương, Vương quốc Bhutan.

Qua màn hình trình chiếu trực tuyến, ca đoàn chùa Giác Ngộ (TP. HCM, Việt Nam) đã thể hiện ca khúc "Sự chào đời của Thái tử Siddhartha" do Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ biên soạn và ĐĐ. Ngộ Trí Đức chuyển ngữ.

Videos/Link: TS. Arvind Kumar Singh (Trường Đại học Phật giáo Gautam, Ấn Độ)

Biên tập: Hà Nguyễn

     
Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online