BR-VT: TT.Thích Tiến Đạt triển khai các pháp Bố tát, An cư, Tự tứ trong ngày học thứ 4 lớp Bồi dưỡng Luật học

Nghe đọc bài:

PSO - Các pháp Bố tát, An cư, Tự tứ là bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi mà mỗi vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni đệ tử Phật phải hành trì. Nhằm giúp chư Ni hiểu tường tận và thực hành đúng pháp, chư Tôn đức Ni lãnh đạo Phân ban Ni giới Trung ương đã cung thỉnh Thượng tọa Thích Tiến Đạt quang lâm lớp Bồi dưỡng Luật học để triển khai các pháp yết ma thường sử dụng. 

Sáng ngày 24/9/2024 (nhằm 22/8/Giáp Thìn), nhận lời kiền thỉnh của Phân ban Ni giới Trung ương, Thượng tọa Thích Tiến Đạt từ thành phố Hà Nội đã có mặt tại lớp Bồi dưỡng để trình bày những vấn đề cần lưu tâm khi thực hành các pháp Bố tát, An cư và Tự tứ.

Thượng tọa căn dặn khi thực hành pháp Bố tát có 4 phương diện cần quan tâm:

1) Nơi Bố tát phải kết giới, thường được tổ chức tại giới trường, nơi nào chưa kết giới trường thì kết tiểu giới.

2) Kiểm túc số tăng, mục đích chính là không để việc phá hòa hợp tăng xảy ra.

3) Người tụng ngồi cao, người nghe ngồi thấp. Người tụng gần như buộc phải thuộc giới bổn.

4) Gửi dục khi có duyên sự Tam bảo hoặc bệnh duyên. Thời gian gửi dục từ khi minh tướng xuất cho đến khi tăng tác pháp yết ma. Số lượng người gửi dục không được chiếm nhiều hơn người có mặt.

Pháp An cư là pháp truyền thống của ba đời chư Phật. Ba tháng an cư ở yên một chỗ tránh sự qua lại giẫm đạp côn trùng, cây cỏ, trưởng dưỡng lòng từ, và thời gian này cũng rất phù hợp cho hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni tịnh tu tam nghiệp, thành tựu Tam vô lậu học.

An cư kiết hạ còn thể hiện đời sống Tăng già trên tinh thần lục hòa cộng trụ và cũng là thời gian để tín chúng kết duyên Tam bảo. 

Khi An cư cần lưu tâm các pháp yết ma: 

  - Chọn địa điểm an cư không quá xa cũng không quá gần nơi dân cư, nơi có nguồn nước, nơi không có trùng độc và phải có người y chỉ tức là phải có Ni trưởng thông suốt Luật để ni chúng y chỉ. Không được An cư nơi không có trú xứ của Tỳ kheo, phải gần một trú xứ của Tỳ kheo để chư Tăng hỗ trợ khi gặp nguy hiểm và trước khi An cư phải cử người cầu y chỉ chư Tăng trong ba tháng.

  - Kết cương giới;

  - Chia phòng xá, chênh nhau 5 tuổi Hạ không được sắp ở chung phòng;

  - Nhận thẻ An cư để kiểm túc số và để xác định chúng An cư ở nơi tổ chức; 

  - Tác bạch văn An cư.

Tỳ kheo Ni không được phép ở một mình nên không có phép tâm niệm An cư mà phải đối thú hoặc chúng pháp An cư. Không tiền An cư phạm tội Đột kiết la, không hậu An cư phạm tội Ba dật đề.

Thực hiện pháp An cư được 5 điều lợi ích: Được nghe những pháp chưa từng nghe; những pháp nghe rồi trở nên thuần thục; được thân cận bậc trưởng thượng; giải quyết được nghi vấn; tăng tiến Tam vô lậu học.

Thực hiện tác pháp Tự tứ phải đủ 90 ngày An cư, nếu tác pháp sớm hơn 1, 2 ngày thì phải cử người giữ cương giới duy trì An cư, không được xuất giới trước ngày 90. Sám hối trước đêm Tự tứ, để sáng ngày sau thực sự là ngày chư Phật hoan hỷ, chư Tăng thêm một tuổi Hạ, là ngày Tết của chư Tăng hay gọi là ngày Tăng bảo. Đức Phật là tấm gương sáng, chính đức Phật đã sám hối trước đại chúng sau ba tháng An cư: “thân hành, khẩu hành, ý hành của Như Lai có làm gì đại chúng không hài lòng thì cho Như Lai sám hối”.

Người được thỉnh Tự tứ, chỉ lỗi phải đủ 10 tiêu chuẩn: Không thiên lệch; không giận ghét; không sợ hãi; biết có tội hay không tội; biết ai tự tứ hay không tự tứ; đúng thời; lấy từ tâm, không lấy sân hận; lấy lợi ích, không lấy tổn hại; lấy sự thật, không lấy vô cớ; lấy mềm mỏng, không lấy thô từ.

Đặc biệt chú ý: đồ lợi dưỡng chia đều cho tăng phải chia sau Tự tứ và phải bạch nhị yết ma sai nhân chia.

NT. Như Huệ dâng lời cảm tạ đến Thượng toạ Giáo thọ sư

Thời chia sẻ của Thượng tọa được khép lại trong niềm hoan hỷ tri ân của Đại chúng khi những sự hoài nghi, nỗi trăn trở về việc thực hành Giới Luật nay đã được tháo gỡ, chỉ điểm sâu sắc mà nhẹ nhàng của bậc Thầy am tường giáo nghĩa và kinh nghiệm hành trì Luật tạng.

Tin, ảnh: Định Tâm Hương - Trung Thắng

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online