01/11/2019 22:51

Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo

 

PSO – Trong chương trình của khóa Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo, Quản lý Thông tin Truyền thông Phật giáo năm 2019 do Ban TTTT TƯ GHPGVN tổ chức tại chùa Thiên Châu (TP. Tân An, Long An) vào sáng nay ngày 01/11/2019.

Chiều cùng ngày, nhà báo Tiến sĩ Trần Bá Dung – Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ với đề tài: “Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo”.  

Đề tài mà Tiến sĩ Trần Bá Dung chia sẻ gồm 03 vai trò như: Tuyên truyền chủ trương chính sách về Phật giáo. Diễn đàn của nhân dân, tuyên truyền giáo dục Phật giáo trong quần chúng có một nhận thức thật đúng đắn về đạo Phật. Và trách nhiệm người tham gia báo chí – truyền thông.

Trên mạng báo chí xã hội, thì truyền thông Phật giáo thuộc hệ thống báo chí Việt Nam. Hiện nay có 844 cơ quan báo chí, 278 kênh được cấp phép sử dụng trên mạng xã hội gồm báo truyền hình và báo in.

Về Phật giáo, có một số kênh báo đài không có đề mục quan trọng và đặc trưng trên từng trang, tất cả thông tin báo chí thuộc quyền quản lý nhà nước, người dân phản ảnh trang mạng xã hội không được xem là báo chí. Hiện nay, nhiều thông tin chưa phản ảnh cái đẹp của Phật giáo làm ảnh hưởng đến văn hóa của thông tin báo chí. Mặt tích cực của Phật giáo cần khai thác cái tốt của hơn 500 trang mạng xã hội hiện nay, rất nhiều chư Tăng Ni, Phật tử tham gia làm cộng tác viên rất nhiệt quyết, đạt được 50% chuyên nghiệp. Có một ít cộng tác viên chưa quảng bá phổ biến được nền văn hóa đạo Phật Việt Nam. Hơn thế, truyền thông Phật giáo tránh trường hợp lặp đi, lặp lại nhiều lần về một vấn đề trên các trang mạng xã hội. Ông cũng cho biết, người tu sĩ tham gia truyền thông sẽ góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa Phật giáo, cần lan tỏa đến cộng đồng, cũng như góp phần tô đẹp hình ảnh của Phật giáo trong phong trào phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Hơn thế, vấn đề chuyên nghiệp hóa truyền thông có nhĩa là người tham gia truyền thông phải đáp ứng đầy đủ điều kiện, xu hướng và nhu cầu của người tiếp nhận truyền thông. Muốn làm người viết báo Phật giáo chuyên nghiệp, phải hiểu được 5 xu hướng: Thông tin cập nhật kết nối liên tục, quan sát để đoán biết được các vấn đề của người đọc đang quan tâm, đáp ứng nhu cầu hiểu cho độc giả. Mạng xã hội giống như ngôi nhà thứ hai, liên kết và kiểm chứng mạng xã hội, mang tính chất kịp thời phản ảnh vấn đề nhanh nhất đến độc giả, nó vừa là trợ thủ cũng vừa là đối thủ của người làm báo chí. Thứ ba là quảng cáo báo chí, mang tính chất khoa học, văn hóa từng địa phương, có tri thức sản phẩm,tính chất chuyên nghiệp, truyền thông đa phương tiện, v.v…Thứ 4, tận dụng mọi công dân có thể tham gia tạo ra sản phẩm truyền thông. Và cuối cùng là tiện ích hóa, cá nhân hóa đối với tiêu dùng sản phẩm báo chí – truyền thông.

Trong khi thực hiện truyền thông hiện đại phải điều chỉnh, khắc phục thay đổi cách làm báo, các cộng tác viên, thay đổi tư duy của người biên tập báo chí truyền thông. Một số vấn đề đặt ra với người quản lý cần có kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức thái độ hành vi của người tham gia. Tuyên truyền chính sách Pháp luật, chính sách của nhà nước, lĩnh vực tôn giáo. Đồng thời, khi tham gia mạng xã hội phải hạn chế tiêu cực về mức vi phạm, bản thân cần thường xuyên kiểm soát thông tin sử dụng mạng xã hội và người quản lý truyền thông Phật giáo phải có biện pháp lưu trữ dữ liệu các thông tin chính thống.

Đúc kết lại buổi chia sẻ, nhà báo Tiến sĩ Trần Bá Dung cho biết: Thực hiện phương châm truyền thông của người làm báo và tham gia truyền thông Phật giáo với 8 chữ: “Tuyên truyền, phản ánh, phản biện và nêu gương”.

Tin: Rong Chơi, ảnh: Minh Lực

  The post Cần chuyên môn hóa trong truyền thông Phật giáo appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online