Đà Nẵng: Công an Thành phố báo cáo về tình hình an ninh mạng và an ninh tôn giáo thời điểm hiện nay

Nghe đọc bài:

 

PSO - Tối ngày 16/04/2024, tại Sandy Beach Resort (Đà Nẵng), Thượng tá Lê Cao Tâm – Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao CATP Đà Nẵng có buổi báo cáo chuyên đề “Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và sử dụng mạng an toàn” cho chư Tôn đức học viên tại Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm do Ban Giáo dục Phật giáo TƯ tổ chức.

 Thượng tá Lê Cao Tâm – Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao CATP Đà Nẵng

Mở đầu buổi báo cáo, Thượng tá đã nêu lên một số phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm trên không giang mạng điển hình (tấn công mã độc, tấn công DdoS, tấn công SQL Injection, khai thác lỗ hổng bảo mật trong cơ sở dữ liệu để truy cập và thao tác trái phép với dữ liệu, tấn công Man-in-the-Middle,…)

 

Việt Nam là quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trong khu vực. Trong năm 2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 21,2 nghìn tỷ đồng, trên phạm vi toàn cầu, tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Theo Bộ Công an, hiện có ba nhóm hành vi lừa đảo chính gồm: giả mạo thương hiệu; chiếm đoạt tài khoản trên zalo, facebook và các hình thức kết hợp. Dấu hiệu nhận biết một số hình thức lừa đảo phổ biến: Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo, phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu (SMS Brandname), lừa đáo cuộc gọi video Deepfake, lừa đảo tuyền dụng cộng tác viên online, giả mạo biên lai chuyển tiền thành công, lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo, giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng, lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao, đánh bạc online, mua bán dữ liệu cá nhân,…

Thượng tá nêu lên một số nguyên nhân hình thành và phát triển của tội phạm mạng: ý thức của người sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng thông tin đối với việc đảm bảo an toàn cho thiết bị và hệ thống thông tin còn thấp, tâm lý tham lam, vội vàng, thiếu cảnh giác, nguồn lực hạn chế thiếu sót, công tác quản lý của nhà nước, pháp luật còn lỏng lẻo, bộc lộ nhiều hạn chế. Ngoài những nguyên nhân chủ quan cũng có những nguyên nhân khách quan như: Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin: Những công nghệ mới luôn tiềm ẩn nhiều lỗ hổng bảo mật cần thời gian để phát hiện và khắc phục, tính "ẩn danh" và phương thức hoạt động "phi truyền thống" của tội phạm mạng máy tính kích thích đối tượng hoạt động phạm tội với niềm tin không thể hoặc rất khó bị phát hiện, tính chất xuyên biên giới, động cơ phá hoại, chính trị, lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động phạm tội.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, chúng ta cũng có một số biện pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và sử dụng mạng an toàn: Nên (thông thái, mạnh mẽ, cảnh giác, tử tế); Không nên (vi phạm pháp luật, đăng tải, chia sẻ thông tin bí mật đời tư, dữ liệu cá nhân của bản thân và người thân, tham lam, vội vàng, cả tin, truy cập các đường link, hệ thống lạ, tiầm ẩn nguy cơ mất an toàn, vay tiền qua các trang web, ứng dụng điện thoại không rõ nguồn gốc.

Trung tá Phan Minh Thạnh – Đội trưởng phòng An ninh nội địa, công an TP. Đà Nẵng

Tiếp theo buổi báo cáo, Trung tá Phan Minh Thạnh – Đội trưởng phòng An ninh nội địa, công an TP. Đà Nẵng báo cáo sơ bộ về tình hình an ninh Tôn giáo và đặc điểm hiện nay, cũng như thông tin một số đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

 

Theo đó, hiện nay trên đất nước Việt Nam có rất nhiều đạo và tín ngưỡng, ngoài những tôn giáo được nhà nước công nhận, còn lại là các đạo tự phát trên tinh thần mê tín dị đoan, lừa đảo,…

 

Hoạt động của các đạo này ngày càng lan rộng làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, trái với thuần phong mỹ tục của đất nước.

Chúng ta cần thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của công dân để mọi chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo". Đặc biệt, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, Tôn giáo, đó là: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, Tôn giáo, theo hoặc không theo một Tôn giáo nào" thay vì trước đây quy định chỉ là "công dân" và không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi; đây là vấn đề mới.

Đồng thời củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở từng địa bàn, khu vực và cả nước, dưới tác động của các chủ thể dựa trên pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền, hướng dẫn tín đồ Tôn giáo thực hiện đúng theo chính sách pháp luật của nhà nước, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức.

Kịp thời lên tiếng phản bác, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng Phật giáo vi phạm pháp luật, ảnh hưởng khối đại đoàn kết toàn dân. Kịp thời xử lý các sai phạm, vi phạm giới luật... tăng cường quản lý hoạt động của Tăng, ni trên không gian mạng.

 

Cuối buổi báo cáo, TT. Thích Quang Thạnh – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban GDPG TƯ tặng quà lưu niệm cho các cán bộ chuyên viên để thay lời tri ân từ ban tổ chức.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online