Đà Nẵng: Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái chia sẻ về chuyên đề - Giao tiếp và ứng xử sư phạm

Nghe đọc bài:

 

PSO - Chiều ngày 19/04, tại Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm năm 2024, Ban tổ chức đã mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái – Tiến sĩ Tâm lý Đại học sư phạm Hà Nội có buổi chia sẻ chuyên đề về đề tài – Giao tiếp và ứng dụng. 

Tại đây, Tiến sĩ nêu lên khát quát chung về giao tiếp sư phạm là giao tiếp mang tính nghề nghiệp giữa giáo viên/nhà giáo dục với những chủ thể khác của hoạt động sư phạm, nhằm tổ chức quá trình phát triển của người học theo mục tiêu dạy học và giáo dục.

Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng như: Bộ phận cấu thành nên hoạt động sư phạm, là phương tiện, điều kiện giúp NGƯỜI THẦY thực hiện thành công hoạt động dạy học và giáo dục, kết hợp được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục nhân cách cho người học, hoàn thiện và phát triển nhân cách của người học và người dạy (Đạo đức nghề nghiệp).

Tiến sĩ giảng viên đưa ra các hình thức giao tiếp sư phạm như: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp, giao tiếp liên cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm, giữa cá nhân/nhóm với cộng đồng, giao tiếp chính thức, giao tiếp không gián tiếp, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ,…

Đặc điểm trong ngôn ngữ gồm 3 thành phần: từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm - phản ánh trình độ của chủ thể sử dụng nó trong giao tiếp sư phạm. Giao tiếp sư phạm phải truyền đạt được nội dung nghĩa của các tri thức khoa học. Ngôn ngữ nói ít nhiều mang tính tình huống, chúng ta cần tính đến tính chất của tình huống giao tiếp cụ thể để ứng xử một cách phù hợp. 

 

Trong giao tiếp sư phạm cần thể hiện thái độ thiện cảm, chân tình, nhân hậu của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh. Giọng điệu lời nói là sắc thái âm thanh phản ánh trạng thái tâm lý, thái độ của thầy cô đối với học sinh, tác động trực tiếp vào sự chú ý và cảm xúc của học sinh, nhịp điệu vừa phải, không quá nhanh/ quá chậm, nên sử dụng từ ngữ nên sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi, khúc chiết, mạch lạc (để học sinh dễ hiểu và tiếp thu kiến thức) bên cạnh đặc thù khoa học của bộ môn.

Khi sử dụng ngôn ngữ viết trong giao tiếp sư phạm chúng ta cần lưu ý, đảm bảo chuẩn xác về ngữ pháp tiếng Việt, văn phong mạch lạc, trong sáng, rõ nghĩa... Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đủ to, đủ rõ... Trình bày dàn ý, cần đảm bảo đề mục, thứ tự để học sinh dễ theo dõi, thận trọng khi sử dụng từ khi nhận xét học sinh.

 

Sử dụng hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trong giao tiếp sư phạm (nét mặt dịu hiền, cởi mở, tươi vui, ánh mắt trìu mến nhưng nghiêm túc, tự tin, cử chỉ với nhịp điệu hài hòa, hợp lý, cường độ và tốc độ phù hợp với tình huống, hoàn cảnh,…).

 

Và điều quan trọng khi sử dụng lời nói trong giao tiếp cần lưu ý, rõ ràng mạch lạc, để các nội dung biểu đạt có thể được tiếp nhận chính xác, nhịp độ vừa phải hợp lý, ngữ điệu phù hợp để cuốn hút chú ý của người nghe, dùng từ sát với nội dung, thể hiện thái độ trân trọng người nghe.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh  

 

Download Android Download iOS
Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online