Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 17 năm 2022 tổ chức tại Thủ đô Bankok, Thái Lan

PSO – Sau 2 năm tạm dừng do đại dịch COVID-19, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ 17 năm 2022 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Liên hợp quốc, Thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ngày 13/5/2022. Đồng thời, Đại lễ cũng được tổ chức trực tuyến trên ứng dụng Zoom với sự tham dự trực tuyến của hơn 300 Đại biểu từ các quốc gia và những người yêu mến Đạo Phật khắp năm Châu.

Toàn cảnh Đại biểu tham dự trực tiếp tại Hội trường Escap, Trung tâm Hội nghị Liên hợp quốc, Thủ đô Bangkok, Thái Lan

Chủ đề của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 17, năm 2022 là "Từ bi trong thời kỳ khủng hoảng: Những thực hành Phật giáo trong việc hàn gắn nhân loại toàn cầu". Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 9 giờ sáng và hai phiên Hội thảo vào buổi chiều bắt đầu lúc 13 giờ do các diễn giả, học giả từ các quốc gia trình bày.

Phát biểu khai mạc, HT. Giáo sư Tiến sĩ Phra Brahmapudit - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) và Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học Phật giáo (IABU) đã gửi lời chào mừng đến toàn thể Quý vị Đại biểu tham dự Hội nghị trực tiếp tại Hội trường Escap, Thái Lan và trực tuyến trên Zoom.

Tiếp theo đó là phát biểu của đại diện các nước gửi lời chúc mừng đến Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 17, năm 2022. Đồng thời, Ban Tổ chức đã truyền hình những Thông điệp chúc mừng từ Quý vị lãnh đạo Phật giáo và chính khách của các quốc gia.

Ngài Somdet Phra Maha Muniwong - Đức Tăng Thống thứ 20 của đất nước Chùa Vàng, Thái Lan.  Theo Thông điệp của Ngài, những người con Phật nên gặp nhau trong sự kiện đặc biệt này với tinh thần đoàn kết, hòa hợp để tạo công đức lành và thể hiện lòng tôn kính ngôi Tam Bảo. Cụ thể, chúng ta cần phải học và thực hành giáo pháp của Đức Phật. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thành viên của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc về việc đã giúp truyền bá, tôn vinh giá trị tinh túy của đạo Phật. Ngài chúc cho Đại lễ được thành tựu viên mãn.     

Ngài H.E Wissanu Krea-ngam - Phó Thủ tướng Thái Lan phát biểu tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 17, năm 2022.  

Ngài Ron Eichhorn - Chủ tịch Liên minh Phật giáo Châu Âu

Hòa thượng Thích Trí Quảng - Quyền Pháp chủ GHPGVN tuyên đọc Thông điệp chúc mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2022. Nội dung trích đoạn: "...đây là dịp tất cả chúng ta cùng ôn lại cuộc đời, những thông điệp nhập thế phụng sự nhân sinh và những đóng góp to lớn của Đức Phật Thích Ca cho lịch sử nhân loại. Trong giờ phút thiêng liêng này, cộng đồng Phật giáo toàn cầu chúng ta hãy cùng nhau chắp tay cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt, thế giới hòa bình, dịch bệnh COVID-19 sớm được tiêu trừ, nhân loại được an lạc...."  

Hòa thượng TS. Warakagoda Dhammasiddhi cũng khẳng định: Vesak là ngày Đại lễ thiêng liêng và quan trọng của tất cả những người con Phật khắp nơi trên Thế giới. Bởi vì, Vesak là ngày lễ tam hợp, kỷ niệm 3 sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật, đó là: ngày Phật đản sanh, ngày Phật giác ngộ và ngày Phật nhập niết bàn. 

Thượng tọa Dayi Shi - Chủ tịch, Hiệp hội Phật giáo Canada

Thượng tọa Bhante Chao Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng già Phật giáo thế giới 

Bà Trudy Fredriksson - Chủ tịch Hội đồng Hợp tác Phật giáo Thụy Điển (SBS)

Giáo sư TS. Humberto Barahona - Chủ tịch Học viện Nghiên cứu Phật giáo, Chile 

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 17 có sự hiện diện và phát biểu tại buổi lễ của siêu sao điện ảnh Bollywood Gagan Malik - người thủ vai Thái tử Siddhartha trong bộ phim nổi tiếng Sri Siddhartha Gautama (Cuộc đời Đức Phật). Ngài xuống tóc xuất gia gieo duyên tại chùa Thatthong ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 10/02/2022. Tháng 9/2019, Ngài phát nguyện sáng lập chương trình ấn tống 84000 tôn tượng Đức Phật Thích Ca để cúng dường vào các tự viện và tặng cho các hộ gia đình, các cá nhân nhằm khuyến tu và phục hưng Phật giáo trên quê hương Phật.

Tại phiên Hội thảo đầu tiên, các học giả, diễn giả từ các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka, Trung Quốc và Ấn Độ đã trình bày các tham luận xoay quanh chủ đề: "Phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với sức khỏe tâm trí, thân thể và cộng đồng trong Đại dịch". 

Thượng tọa Misan Sunim - Giám đốc, Trung tâm Khoa học chiêm niệm KAIST, Hàn Quốc là diễn giả đầu tiên trong phiên Hội thảo buổi chiều. Ngài chia sẻ về 5 cách tiếp cận của Phật giáo có thể giúp chúng ta đối phó với sự lo lắng về đại dịch COVID-19, đó là: Thừa nhận nỗi sợ hãi, thực hành thiền chánh niệm, nuôi dưỡng lòng từ bi, thấu hiểu các mối liên hệ của chúng ta và dùng thời gian để chiêm nghiệm. Đặc biệt, Ngài liên hệ phương pháp thiền định Phật giáo gắn liền trong đời sống của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tiến sĩ Jos Vandelaer - Đại diện WHO tại Thái Lan trình bày tại phiên Hội thảo với chủ đề "Tổ chức Y tế Thế giới và đại dịch COVID-19". Sau phần trình bày của ông, 2 vị diễn giả tiếp theo là Giáo sư TS. Ittamaldeniye Indasara, Trường Đại học Phật giáo & Pali, Colombo, Sri Lanka và Giáo sư TS. Yin Jing – Giám đốc Điều hành, Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Trung Quốc.

Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya - Tổng thư ký Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC), Ấn Độ là diễn giả cuối cùng trong phiên Hội thảo đầu tiên. 

Thượng tọa Tiến sĩ Tampalawela Dhammaratana - Phó Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV), Pháp, điều phối phiên Hội thảo đầu tiên. 

Tiếp theo đó, là phiên Hội thảo thứ hai với chủ đề: "Thực hành Phật giáo vì hòa bình và Đoàn kết trong thời kỳ khủng hoảng" do các học giả, diễn giả từ các nước Anh, Úc, Thái Lan, Na Uy trình bày.

Thượng tọa Giáo sư Tiến sĩ Mahinda Deegalle - Độc giả, Đại học Bath Spa, Vương quốc Anh tham gia phiên Hội thảo thứ hai đã chia sẻ chủ đề: "Thời kỳ khủng hoảng và Phật giáo có thể giúp được gì?". Ngài Frank Carter - Chủ tịch Trung tâm Thảo luận Phật giáo, Australia chia sẻ tại phiên Hội thảo thứ hai Giáo sư Vanchai Vatanasapt - Ủy ban Hòa giải Quốc gia, Thái Lan là diễn giả tiếp theo chia sẻ tại phiên Hội thảo 

Giáo sư Tiến sĩ Iselin Frydenlund - Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp về Tôn giáo, Trường Thần học, Tôn giáo và Xã hội MF Na Uy chia sẻ tại phiên Hội thảo thứ hai về chủ đề: "Suy ngẫm về khái niệm chủ nghĩa hòa bình".

Điều hành phiên Hội thảo thứ hai trong buổi chiều là Giáo sư Tiến sĩ Hwang Soonil - Trường Cao đẳng Phật học & Trưởng khoa Giáo dục, Đại học Dongguk, Hàn Quốc.  Sau phiên Hội thảo, các câu hỏi thắc mắc của Đại biểu tham dự đối với các chủ đề trình bày của từng diễn giả đã được các diễn giả giải đáp tại phiên Hội thảo.

Phát biểu bế mạc, HT. Giáo sư Tiến sĩ Phra Brahmapudit cho rằng, so với 16 năm trước thì Đại lễ Vesak lần này không được hoành tráng như mong đợi do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 và sau thời gian toàn xã hội vừa tạm thời ổn định. Tuy nhiên, Đại lễ cũng đã đem lại nhiều ý nghĩa đáng trân trọng....

Sau buổi lễ, Quý vị Đại biểu cùng chụp hình lưu niệm, quét mã QR để Ban tổ chức cấp Giấy chứng nhận tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2022 và Ban tổ chức cũng gửi đường link để Quý vị Đại biểu đánh giá, góp ý cho nước chủ nhà Thái Lan tổ chức được tốt hơn nữa. 

Sau đây là hình ảnh ghi nhận tại Đại lễ:

Thái Hà

 
Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online