Đồng Nai: Chùa Phước Điền tổ chức khóa tu “Một ngày an lạc”

Nghe đọc bài:

 

“Pháp âm sâu sắc thâm trầm,

Ươm mầm tuệ giác, diệt mầm vô minh”.

 

PSO - Để hàng cư sĩ tại gia có điều kiện thuận lợi tu tập, ôn lại lời dạy của chư Phật chư Tổ và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giúp bản thân được an vui, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc, sáng ngày 04/8/2024 (nhằm ngày 01/7 năm Giáp Thìn), hơn 200 Phật tử đã vân tập về chùa Phước Điền (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) để tham dự khóa tu “Một ngày an lạc”.

Đến với đạo tràng chùa Phước Điền với đề tài “Những Ân Tình Không Được Phép Quên”, Hòa thượng Thích Minh Thành - UV Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp TP.Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên (Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đã chia sẻ, giảng giải những ý pháp, ý nghĩa, đem đến cho đại chúng tấm lòng trân trọng cảm mến quý trọng và hoan hỷ, qua thời pháp vô cùng ý nghĩa thâm thúy sâu sắc, chỉ qua hình ảnh chiếc áo màu lam của Ân tình thiêng liêng. 

 

Hòa thượng đã gợi nhắc lại cho những người con Phật, luôn luôn phải ghi nhớ:

“Cha mẹ cho con mảnh hình hài,

Giới thân, huệ mạng, nhờ Thầy khai.

Cơm ăn, áo mặc... công đàn việt

Yên ổn (học) tu, ơn đất nước dày."

Ngài dạy rằng: Quý Phật tử đến chùa tham dự khóa tu một ngày an lạc, là quý vị đang vun trồng cây Bồ Đề, mà cây Bồ Đề ở đây chính là sự bình an nụ cười và buông bỏ. Để có được sự bình an và nụ cười trong đời sống hằng ngày, thì tất cả những người con Phật chúng ta phải thực hành theo những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật và nhất là hành trình chúng ta đi phải đặt dấu chân của mình vào dấu chân của Phật.

 

Đời sống của tất cả chúng sanh, thì ít nhiều mọi người cũng đã và đang trải qua những bất hạnh khổ đau trong cuộc sống. Do vậy mọi người luôn luôn mong muốn và hướng đến đời sống bình an và hạnh phúc. Nếu muốn được nụ cười vui vẻ bình an như vậy thì chúng ta sống phải biết buông bỏ, cho nên để dễ thực hành hạnh buông bỏ được, thì chúng ta phải nhớ đến những ân tình mà trong cuộc đời, từ khi mới sanh ra cho đến ngày hôm nay mình đã thọ nhận. Vì chúng ta sanh ra lớn lên trưởng thành, thì không ai là không thể độc lập mà tồn tại được.….

 

“Uống nước nhớ nguồn” là văn hóa gốc của người Việt Nam về đạo thờ ông bà, tổ tiên, sống hiếu thảo biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và quý kính những người đã có công dựng nước, giữ nước trong 4000 năm văn hiến với tinh thần biết ơn và đền ơn.….

Đức Phật lúc nào cũng nêu cao tinh thần hiếu đạo, luôn khuyên nhủ mọi người biết hiếu kính Cha Mẹ. Do đó Ngài nói “Vui thay hiếu kính mẹ cha”, ai biết sống như vậy mới xứng đáng là một Phật tử chân chánh. Chúng ta phải biết hiếu kính cha mẹ trước rồi mới hiếu kính các bậc hiền Thánh, đạo lý làm người lúc nào cũng có thứ tự, từ trong gia đình rồi lan rộng ra ngoài xã hội. Cha mẹ là hai bậc sinh thành dưỡng dục mà ta không biết hiếu kính, tôn trọng thì thử hỏi làm sao ta biết quý trọng, tôn kính người khác.….

 

Sau thời pháp thoại chư Tăng bổn tư hướng dẫn cho đạo các khoa nghi ngọ cúng quá đường thọ tra và khinh hành niệm Phật. Khóa tu được kết thúc vào lúc 16h00 trong niềm hỷ lạc vô biên của hội chúng.

 

Chùa Phước Điền

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online