Đồng Nai: Tổ đình Quan Âm Tu Viện tổ chức buổi lễ tri ân nhân ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam

PSO - Ngày 20/11/2022 tại Tổ đình Quan Âm Tu Viện- Trung tâm Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng; hòa chung trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò, đón mừng ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt, và trên tinh thần “Tri ân báo ân” của người con Phật. Sáng nay, được sự cho phép của Hòa thượng Trưởng Tông môn toàn thể Tăng Ni tổ đình, Tăng Ni Học viện Phật giáo Việt Nam và các đạo tràng Phật tử, thành kính trang nghiêm tổ chức buổi lễ tri ân nhân ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam, thể hiện tinh thần tri ân và báo ân đối với những bậc Thầy mô phạm, đã dày công giáo dưỡng và dìu dắt bao thế hệ trên lộ trình tu học Phật pháp.

Đến chứng minh lễ tri ân có sự hiện diện cao quý của Trưởng lão Hòa thượng Trưởng Tông môn đạo hiệu thượng Giác hạ Quang - UV HĐTS, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai; Đại đức Thích Chơn Nghĩa - Trưởng Ban TTXH BTS GHPGVN tỉnh; NT.Thích Nữ Kim Sơn- Chứng minh Phân ban Ni giới BTS GHPGVN tỉnh, Phó trưởng thường trực PBNG Tông môn và sự hiện diện của quý Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư Hội đồng Giáo thọ cùng  toàn thể Tăng Ni tổ đình và các đạo tràng Phật tử đồng về tham dự buổi lễ.

Đại đức Chơn Nghĩa cùng toàn thể Tăng Ni tổ đình và các đạo tràng Phật tử đồng chắp tay trang nghiêm cung kính tác bạch tri ân, để dâng trọn tấm lòng thành đến với Hòa thượng ân sư.

Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy rằng: “Nếu có chúng sanh biết báo ơn, đền ơn, người này đáng kính, ơn nhỏ còn chẳng quên huống là ơn lớn. Cho dù người đó cách chốn này ngàn do tuần, trăm ngàn do tuần mà chẳng là xa, cũng như gần ta không khác. Vì sao vậy? Tỳ kheo nên biết, vì Ta thường khen ngợi người biết báo ơn đền ơn.”

Từ ngàn xưa, “Tri ân- báo ân” đã là truyền thống quý báu của người con Phật. Hàng hậu học chúng con, chính là những mầm non, ngày ngày được đượm nhuần ơn pháp hóa của các bậc tôn túc trưởng thượng, chư vị giáo thọ sư - những người ươm mầm tuệ chủng và nuôi dưỡng hạt giống ấy bằng lòng từ rộng lớn. Từ đó, giới thân ngày một trang nghiêm; tuệ mạng ngày thêm sáng tỏ. Tất cả là nhờ công dạy bảo, dìu dắt của chư tôn đức, quý giáo thọ sư. Quả thật:

“Ơn giáo dưỡng vô biên khó tả.

Hơn trời cao, hơn cả hư không

Lấy chi sánh ví cho đồng

Lấy chi đền đáp thâm ân của Thầy

Sau lời tác bạch, Hòa thượng ban đạo từ: Trong kinh Trung A Hàm (phẩm Đại, kinh Thiện Sanh), đức Thế Tôn dạy rằng: “Học trò đối với thầy nên biết năm điều thờ kính, phụng dưỡng thầy. Năm điều đó là gì? Một là khéo cung kính vâng lời. Hai là khéo giúp đỡ, hầu hạ. Ba là hăng hái. Bốn là nghề nghiệp giỏi. Năm là hay thờ kính thầy. Đệ tử lấy năm điều ấy cung kính, phụng dưỡng sư trưởng. Và ngược lại, sư trưởng cũng dùng năm việc săn sóc đệ tử. Năm việc đó là gì? Một là dạy cho nên nghề. Hai là dạy dỗ nhanh chóng. Ba là dạy hết những điều mình biết. Bốn là đặt để ở những chỗ lành. Năm là gửi gắm bậc thiện tri thức. Sư trưởng lấy năm điều ấy mà săn sóc đệ tử”.

Đức Thế Tôn đã chỉ dạy năm phận sự căn bản của người học trò đối với thầy, biểu lộ rõ tinh thần tôn sư trọng đạo, phù hợp với truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của văn hóa Việt Nam.

“Ngàn năm mây trắng vẫn bay

Ngàm năm lời Phật hiển bày muôn phương

Ngàn năm giọt nước cành dương

Ngàn năm còn mãi tình thương nhiệm mầu.”

Đạo tràng kính dâng lên những món quà thể hiện tấm lòng của người học trò đối với Hòa thượng ân sư, bậc thầy khả kính của nhiều vị giáo thọ sư ở các hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Ban TT-TT PG Đồng Nai

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online