Gần 500 khóa sinh học hạnh “Bao Dung” trong ngày tu tập thứ hai của khóa tu mùa hè tại chùa Bằng

Từ sáng sớm khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá, dưới mái già lam thanh tịnh chùa Bằng – Linh Tiên Tự (phường Hoàng Liệt, TP Hà Nội), gần 500 khoá sinh bắt đầu bước vào ngày tu học thứ hai của Khóa Tu Mùa Hè lần thứ XIII. 

Tại lễ đường, dưới sự hướng dẫn của quý Thầy, các bạn đã cùng nhau khởi động buổi sáng bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đánh thức thân – tâm và khơi mở nguồn năng lượng tích cực cho một ngày tu học trọn vẹn.

Sáng nay, trong chuỗi bài giảng với chủ đề “Mỗi ngày một hạt giống lành”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương, Trụ trì chùa Bằng – tiếp tục mang đến cho các bạn khóa sinh một bài pháp thấm sâu vào tâm khảm, gieo vào lòng các em hai chữ “Bao Dung” – hạt giống của tình thương và sự hiểu biết.

Hoà thượng chỉ dạy: “Bao dung tha thứ rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Trong năm học vừa qua, các con có thể đạt thành tích không tốt, cũng có thể không đậu trong kỳ thi. Thế nhưng, đừng vì thế mà buồn, các con nên bao dung. Các con không nên nghĩ tiêu cực, hãy hạ quyết tâm để kỳ tới sẽ đạt kết quả tốt hơn. Các con đừng nghĩ khoá tu là điều gì đó xa vời, khóa tu chính là sửa mình, vượt qua những lỗi lầm cũ để vươn tới tương lai. Ngày hôm qua, Thầy tặng cho các con hai chữ Từ Bi, hôm nay Thầy tiếp tục gửi tới các con hai chữ Bao Dung. Các con nhớ hãy tự bao dung cho chính bản thân mình và cả những người xung quanh. Nếu biết bao dung tha thứ, lúc nào chúng ta cũng có niềm vui và sự thành công, còn nếu các con hận thù thì lúc nào cũng không tìm được niềm vui trong cuộc sống”.

A person holding a microphone

AI-generated content may be incorrect.

Từng lời giảng như những giọt cam lồ mát dịu, không chỉ hướng các bạn trẻ về với nội tâm tỉnh thức mà còn gợi mở một đời sống đẹp – sống biết ơn, sống vì người, sống biết tha thứ và buông bỏ.

Hòa thượng nhấn mạnh, lòng tri ân không chỉ nằm ở lời nói, mà thể hiện qua sự thực hành, tiếp nhận những lời dạy, nỗ lực sống tốt, sống đẹp và trưởng thành để trở thành người có ích cho xã hội. Đó chính là món quà báo đáp cao quý nhất dâng lên Thầy, lên Tam Bảo và các bậc sinh thành.

Trong buổi giảng sáng nay, Hòa thượng cũng tiếp tục chia sẻ với khóa sinh ý nghĩa tên gọi của gia đình Đền Ngọc Sơn, Gia đình Ba Đình, Gia đình Trấn Quốc – được đặt theo những danh thắng nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương nơi trái tim người trẻ.

Đầu tiên là Đền Ngọc Sơn – một danh lam nằm giữa Hồ Gươm, nối với bờ qua cây cầu Thê Húc cong cong như vầng trăng đón ánh dương. Nơi đây thờ Trần Hưng Đạo – vị anh hùng dân tộc và Văn Xương Đế Quân – vị thần bảo hộ cho văn chương, khoa cử. Những biểu tượng như Tháp Bút khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” hay Đài Nghiên hình quả đào được nâng bởi ba con thiềm thừ đều chứa đựng triết lý sâu sắc, gắn với truyền thống hiếu học và khát vọng vươn lên của bao thế hệ người Việt.

Giữa Hồ Gươm, nổi lên một mô đất nhỏ là nơi tọa lạc Tháp Rùa – công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền với ký ức lịch sử và biểu tượng văn hóa của Thủ đô. Bên cạnh Hồ Gươm, gần Bưu điện Trung tâm, vẫn còn lưu dấu tích Tháp Hòa Phong – phần còn lại của chùa Báo Ân xưa, mang nét uy nghi cổ kính hơn trăm năm giữa lòng thành phố hiện đại. Ngày nay, Bưu điện Hà Nội cũng là nơi được lấy làm mốc số 0, tính điểm khởi đầu cho các tuyến đường từ Thủ đô đi các tỉnh thành trên cả nước.

A group of people in front of a podium

AI-generated content may be incorrect.

 

Bên cạnh đó, với Gia đình Ba Đình, Hòa thượng còn dẫn dắt khóa sinh đến với ý nghĩa của những địa danh thiêng liêng khác như Quảng trường Ba Đình – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay, quảng trường này có Lăng Bác Hồ và đối diện là Tòa nhà Quốc hội – trái tim chính trị của đất nước.

Tiếp nối là Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất Thăng Long, được xây từ thế kỷ VI dưới thời Lý Nam Đế. Ban đầu chùa được gọi là chùa Khai Quốc. Ngôi chùa này mở ra nền độc lập quân chủ. Cây Bồ đề nơi đây – được Tổng thống Ấn Độ tặng Bác Hồ năm 1956 – vừa là biểu tượng linh thiêng của Phật pháp, vừa là kỷ vật quý của tình hữu nghị giữa hai dân tộc cùng chung một nền văn hóa Phật giáo.

Kết thúc bài chia sẻ, Hòa thượng gửi lời chúc lành đến toàn thể khóa sinh, mong các em tiếp tục tinh tiến tu học, gieo trồng hạt giống thiện lành, để từng ngày sống đều là một ngày ý nghĩa, một bước tiến vững chãi trên con đường đạo và đời.

Khóa Tu Mùa Hè lần thứ XIII diễn ra từ ngày 13 đến 19/7/2025 – là dịp hiếm có để những tâm hồn trẻ dừng lại giữa dòng đời vội vã, học cách quay vào bên trong, lắng nghe, thấu hiểu và yêu thương.

Một số hình ảnh ghi nhận tại khoá tu:

 

 

 

 

 

 

 

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online