Giáo hội gia tăng kỷ luật Đại đức Nhuận Đức vì thuyết giảng không ái ngữ đối với đồng bào Khmer

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng nay, 09-7, tại Văn phòng 2 Trung ương, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã họp xem xét, cho ý kiến về việc xử lý sai phạm của đại đức Thích Nhuận Đức (trú xứ tại tổ đình Hộ Pháp, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vì đã thuyết giảng không ái ngữ, đã có lời khiếm nhã đến đồng bào dân tộc Khmer. 

Toàn cảnh buổi làm việc của lãnh đạo Hội đồng Trị sự, Văn phòng 2 Trung ương với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đương sự là ĐĐ. Nhuận Đức

Cuộc họp đặt dưới sự chủ trì của chư Tôn đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kiểm soát Trung ương; Hoà thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương; Hoà thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế Trung ương; Hoà thượng Thích Huệ Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cùng tham dự có Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương cùng chư Tôn đức Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương; Đại diện Ban Kiểm soát, Ban Pháp chế, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đại đức Thích Nhuận Đức.

Hoà thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương thay mặt chủ toạ điều hành cuộc họp.

Thay mặt Ban Thư ký Hôi đồng Trị sự - Văn phòng 2 Trung ương, Thượng toạ Thích Minh Nhẫn, UV. Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương báo cáo về nội dung thuyết giảng của đại đức Thích Nhuận Đức.

Đại Đức Thích Nhuận Đức (bên phải)

Sau khi lắng nghe toàn bộ ý kiến phát biểu của chư Tôn đức tham dự cuộc họp, trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, đảm bảo tính kỷ cương và truyền thống đoàn kết các hệ phái Phật giáo, đoàn kết cộng đồng 54 dân tộc trong đại gia đình Giáo hội Phật giáo và đất nước ta, căn cứ Giới luật Phật chế và những Quy định hiện hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định:

1. Cấm thuyết giảng không thời hạn dưới mọi hình thức đối với Đại đức Thích Nhuận Đức; 

2. Đại đức Thích Nhuận Đức phải thành tâm sám hối với Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer, xin lỗi đồng bào và Phật tử Khmer;

3. Đại đức Thích Nhuận Đức thực hiện biệt chúng sám hối đúng Luật Phật. Thời hiệu thực hiện việc sám hối không thời hạn cho đến khi Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có chỉ đạo thay đổi biện pháp sám hối; 

4. Giao Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban quản trị Tổ đình Hộ Pháp giám sát việc thi hành kỷ luật trong thời gian biệt chúng tại trú xứ.

ĐĐ. Thích Nhuận Đức tác pháp sám hối trước Giáo hội và đại Tăng
ĐĐ. Thích Nhuận Đức tác pháp sám hối trước Giáo hội và đại Tăng

Sau đó, tại chánh điện Thiền viện Quảng Đức - Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, dưới sự chứng minh của đại tăng và sự chủ trì của Hoà thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương. Đại đức Thích Nhuận Đức đã thành kính đảnh lễ và sám hối Trung ương Giáo hội về những sai phạm của mình và được đại Tăng chấp nhận lời sám hối.

Quang cảnh Đại đức Thích Nhuận Đức tác bạch sám hối trước chư tôn đức Tăng, xin lỗi đồng bào, Phật tử Khmer

Chiều cùng ngày, tại chánh điện chùa Candaraṅsī - Văn phòng Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, thành viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra nghi thức sám hối của đại đức Thích Nhuận Đức.

Hoà thượng Đào Như, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Tăng sự Trung ương chủ trì nghi thức sám hối.

Tham dự có Hoà thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tặng sự Trung ương; Hoà thượng Thích Huệ Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương; Hoà thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Hoà thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự cùng chư vị giáo phẩm cấp cao Phật giáo Nam tông Khmer; chư Tăng Khmer và Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Phó Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Trưởng ban Quản trị tổ đình Hộ Pháp; Đại đức Thích Nhuận Đức, Tăng chúng tổ đình Hộ Pháp, đương sự liên quan vụ việc.

Đại đức Châu Hoài Thái, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương tác trình duyên sự và xin ý kiến về nội dung và quy trình thực hiện nghi thức sám hối.
Đại đức Thích Nhuận Đức tác bạch thành tâm sám hối trước chư tôn đức Tăng, xin lỗi đồng bào, Phật tử Khmer về tội thuyết giảng không ái ngữ, đã có lời khiếm nhã đến đồng bào dân tộc Khmer

Đại đức Thích Nhuận Đức đã thành kính đảnh lễ, tác bạch thành tâm sám hối trước chư tôn đức Tăng, xin lỗi đồng bào, Phật tử Khmer về tội thuyết giảng không ái ngữ, đã có lời khiếm nhã đến đồng bào dân tộc Khmer. 

Hoà thượng Đào Như thay mặt chư vị giáo phẩm đã có lời giáo giới nghiêm khắc đối với đại đức Thích Nhuận Đức. Hoà thượng kêu gọi chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, đồng bào, Phật tử Khmer hoan hỷ chấp nhận lời sám hối và xin lỗi của đại đức Thích Nhuận Đức.

Đại đức Thích Nhuận Đức đảnh lễ thành tâm sám hối trước chư tôn đức Tăng

Tổ TTTT Văn phòng 2 T.Ư

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online