Hà Nội: Chùa Khai Quang cùng nhân dân Phật tử thôn Do Hạ hân hoan rước Phật mừng ngày Phật đản sinh

Nghe đọc bài:

PSO - Không khí Phật đản rộn ràng khắp muôn nơi. Bên cạnh các nghi lễ hành chính, các chương trình ca múa nhạc nghệ thuật kính mừng Phật đản, thì các lễ rước Phật và diễu hành xe hoa cũng là một trong những điểm nhấn trong mùa Phật đản, đưa Phật giáo tới gần hơn với quảng đại quần chúng nhân dân.

Và chắc chắn rằng, mỗi người con Phật khi được tham gia đoàn rước đều mong muốn tỏ bày lòng thành kính hướng về kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Thế Tôn, cảm niệm những giá trị cao sâu màu nhiệm mà Bậc thầy của ba cõi, vị cha lành của bốn loài đã để lại cho đời. Đó cũng là cảm xúc của bà con, nhân dân Phật tử chùa Khai Quang (thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) trong buổi rước Phật vào tối ngày 11/5/2024 (tức ngày 4/4/Giáp Thìn).

Mỗi năm cứ vào mùa Phật đản, người dân tại thôn Do Hạ nói chung và Phật tử chùa Khai Quang nói riêng lại có dịp cùng nhau háo hức vân tập về chùa cùng nhau trang trí cờ hoa, băng rôn biểu ngữ,...chuẩn bị cho lễ rước Phật và Đại lễ Phật đản bằng tất cả tấm lòng của người con Phật hướng về ngày đản sinh của Đức Từ Phụ.

Đúng 19h, lễ rước mới bắt đầu nhưng ngay từ chiều bà con Phật tử cùng nhân dân trong thôn đã nô nức rủ nhau vân tập về chùa. Ngôi chùa được thiết trí cờ hoa, đèn lồng, băng rôn biểu ngữ, khắp không gian vang lên tiếng nhạc niệm hồng danh Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, những nụ cười hân hoan sáng bừng gương mặt của tất cả những người tới tham dự lễ rước, khiến không khí ngày Phật đản như càng thêm rộn ràng.

Sau khi Đại đức Thích Viên Đức – Phó chánh thư ký, Chánh văn phòng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Trụ trì chùa Khai Quang làm lễ niêm hương bạch Phật, cũng là lúc thời khắc linh thiêng đã điểm.

Đông đảo bà con Phật tử cùng quý thầy thực hiện nghi lễ cung rước tôn tượng đức Phật trên những chiếc xe hoa được trang trí công phu và tỉ mỉ, đi qua các tuyến đường từ làng ra phố cho đến khi trở lại chùa. Với đội hình hùng hậu gồm lân, cờ Phật giáo, hoa sen, phướn,....cùng hai chiếc xe hoa thờ Thánh tượng Phật trong hình tượng Đản sinh và Thành Đạo, khiến đoàn rước trở thành một bức tranh tổng thể rực rỡ sắc màu vui tươi ngày Phật đản. 

Đoàn rước đi tới đâu, người dân đều hân hoan chào đón, chắp tay lễ Phật đầy thành kính. Có những gia đình còn thiết lập bàn thờ ngay trước cửa nhà, từ người già cho tới những cô bé cậu bé đều trang nghiêm chắp tay búp sen đón chào đoàn rước đi qua. Ánh sáng nhẹ nhàng tỏa ra từ những xe hoa, kiệu Phật, hay từ những chiếc đèn hoa sen trên tay mỗi Phật tử đã tạo nên sự linh thiêng, khiến lòng người như an trú trở lại, nguồn ánh sáng ấy đã phá tan đi màn đêm vô minh si ám trong tâm thức mỗi chúng sinh. Đoàn rước Phật với tấm lòng thành kính đã tỏa ra năng lượng giải thoát, năng lượng của từ bi và trí tuệ truyền trao tới những ai biết nhớ, biết nghĩ và biết tin sâu vào giáo lý mà Đức Thế Tôn đã để lại cho đời.

Mong rằng sẽ còn nhiều nơi tổ chức được những buổi lễ rước Phật trang trọng như thế, thiết thực kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, để những người con Phật được cùng nhau hòa chung một nhịp đập, chung một câu niệm bình an, mong ánh sáng Phật đà phổ chiếu khắp nơi nơi, để tất cả đều được sống trong sự an lạc, giải thoát, cùng chung tay xây dựng một cuộc sống hạnh phúc vững chãi, một xã hội tốt đẹp.

Nam Nguyễn - Diệu Tường

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online