Hà Nội: Đại lễ đúc Đại hồng chung và Cầu siêu anh hùng Liệt sỹ, Thai nhi sản nạn

PSO - Ngày 14 tháng 7 năm 2022 (nhằm ngày 16/6/Nhâm Dần), tại Chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã long trọng tổ chức Đại lễ đúc Đại hồng chung và Cầu siêu Anh hùng Liệt sỹ, Thai nhi nhân ngày 27/7 kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ sắp đến. Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa có từ xa xưa nhưng do trải qua các thời kỳ chiến tranh, tiêu thổ kháng chiến cùng với thời gian mưa nắng nên ngôi chùa đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Khi Sư cô Thích Đàm Phúc, chánh Thư ký Ban trị sự GHPGVN huyện Sóc Sơn, tuổi đời còn khá trẻ đã về đây đảm nhiệm trụ trì. Biết rõ trách nhiệm của mình như Đức Phật đã dạy: “ Trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng” nên Sư cô đã vượt mọi khó khăn, gian khó cùng chính quyền và nhân dân Phật tử địa phương trùng tu xây dựng lại ngôi Đại hùng Bảo điện và các công trình phụ trợ theo quy chuẩn của ngôi chùa trước đây. Trải qua 5 năm xây dựng đến nay đã tạm xong phần thô. Ngôi chùa chưa có Đại hồng chung để thỉnh sớm triêu, chiều mộ. Nên hôm nay Sư cô cùng nhân dân Phật tử địa phương phát tâm đúc Đại hồng chung 500kg. Khi phỏng vấn Sư cô bày tỏ tâm nguyện của mình rằng: Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân làng của mọi thời đại, mọi xứ sở, nhất là ở quê hương Sóc Sơn, Hà Nội nơi hơn hai ngàn năm gắn bó với đạo Phật. Chùa không chuông như xác không hồn, như thơ thiếu nhạc, như đàn thiếu giây. Ở thành phố, tiếng chuông có thể bị lấn át bởi bao tiếng động cơ của nhà máy, xe cộ; còn ở một xóm nhỏ vùng quê Sóc Sơn nơi đây, sẽ được lắng nghe, đón nhận trọn vẹn hơn. Tiếng chuông chùa lân mẫn, vỗ về bao thân phận khốn cùng, khổ nhọc; đánh thức bao tâm hồn chìm đắm trong giấc mộng nhân sinh. Tiếng chuông ngân buổi chiều, từ nhặt đến thưa, nhắc nhở một ngày qua đi, cuộc đời khép dần theo bóng hoàng hôn tàn úa. Tiếng chuông ngân buổi sớm với đồng vọng của tiếng gà gáy canh khuya, từ thưa đến nhặt, thúc giục hành giả tinh cần tu học, đánh thức dân làng trỗi dậy đón chào một ngày mới tinh khôi… Chuông chùa sớm hôm là tiếng nói của hồn dân tộc. Khi những người trong thôn xóm không có cơ hội đến chùa tụng kinh bái sám, tiếng chuông chính là sứ giả của Phật, cùng một lúc gửi đến muôn người, muôn nhà, nơi hẻm nhỏ, ở trường học, nơi chợ búa, đồng ruộng, hay nơi nương rẫy, rừng xa. “Mỗi tối dân quê đón gió lành, Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh, Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi, An ủi dân hiền mọi mái tranh. ... Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng, Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung, Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông." Nhân dịp sắp đến ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 Sư cô kết hợp thỉnh chư Tôn thiền đức Tăng Ni đăng đàn Chẩn tế làm lễ cầu siêu anh hùng liệt sỹ và Thai nhi sản nạn. Sư cô cho biết: "Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao của những người thương binh, liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc." Là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người đã có công với cách mạng với đất nước Việt Nam. Về tham dự đại lễ có TT. Thích Giác Quang - Uỷ viên Kiểm soát Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Nam, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Thanh Liêm; ĐĐ. Thích Thanh Chinh - Trụ trì chùa Triệu Xá thành phố Phù Lý; ĐĐ. Thích Giác Chí - Trụ trì chùa Lời, huyện Thanh Liêm; ĐĐ. Thích Giác Thành - Trụ trì chùa Thạch Tổ, huyện Thanh Liêm. NS. Thích Đồng Hoà - Uỷ viên Thường trực Ban Văn Hoá TƯ GHPGVN; NS. Thích Hiền Thảo - Trụ trì chùa Bồ Đề Tp. Hưng Yên. SC. Thích Đàm Phúc - Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN huyện Sóc Sơn, trụ trì chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội, Trưởng ban tổ chức đại lễ. Về phía chính quyền địa phương có Ban lãnh đạo xã Xuân Giang, Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Hội người cao tuổi thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đạo tràng Phật tử Thiện Tâm quận Long Biên, Hà Nội. Cùng nhân dân Phật tử địa phương và thập phương xa gần đến tham dự trong niềm hoan hỷ vô biên.

Sau đây là một số hình ảnh CTV xin ghi nhận được: Tin,ảnh: CTV PSO

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online