Hà Nội: Hàng nghìn Phật tử tham dự khóa tu tại chùa Bằng ý niệm về sự tu và học, phát nguyện quy y Tam Bảo

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 17/1/2024, nằm trong chương trình lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Đạo, nhận lời thỉnh mời của Ban tổ chức, vâng theo sự chỉ dạy của Đại lão Hòa thượng Tôn sư Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, Hòa thượng Thích Lệ Trang - Ủy viên thường trực HĐTS, Trưởng Ban nghi lễ TW GHPGVN quang lâm về chùa Bằng – Linh Tiên tự (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ban bố thời pháp thoại với chủ đề “Ý niệm về sự tu và học” tới các hành giả Đạo tràng Pháp Hoa thuộc các tỉnh thành phía Bắc.

Theo Hòa thượng, mỗi người sống trên đời đều mong cầu được an vui, hạnh phúc, no đủ. Nhưng người học Phật, là để nhận diện được, thấy được, biết được con người thật của chính mình. Khi thấy được những nguyên nhân thường gây nên đổ vỡ, bất an, sợ hãi, thấp hèn, khổ đau, đọa lạc; chúng ta sẽ biết dừng lại những điều tiêu cực đó và hướng tới cách nghĩ, cách sống và cách làm sao để luôn luôn tỉnh thức.

Tỉnh thức là nguyên nhân đưa đến bình yên, an vui và hạnh phúc. Mê lầm là nguyên nhân đưa đến khổ đau, bất an và đọa lạc. Một khi ta có khả năng làm mới cuộc đời, có khả năng chuyển hóa lối sống mê lầm đó, là ta đang tu, đã tu và tác động giúp cho mọi người nhận diện được như chúng ta. Từ đó khuyến hóa mọi người tu như chúng ta.

Tu học là phải làm thế nào để chuyển hóa, thay đổi. Bước đầu của người học Phật là nhận diện được, phải đi con đường này như Đức Phật đã dạy, chư Tổ đã đi, các bậc minh sư cao đức, thầy Tổ đã và đang đi. Từ đó, người Phật tử nguyện bước theo con đường tỉnh thức ấy để dừng lại những lời nói, việc làm, hành động thường đưa tới khổ đau.

Vì vậy, việc quy y Tam Bảo là vô cùng quan trọng. Quy Y Phật là ta tiếp xúc với những hạt giống tốt, chủng tử, đức tính: Hiểu – Để - Trung – Tín; Từ - Bi – Hỷ - Xả luôn có mặt trong tâm. Theo Hòa thượng Giảng sư: “Chúng ta cùng với chư Phật đồng một thể tính giác ngộ. Chư Phật nhận chân được tính Phật, bản thể thanh tịnh đó nên các Ngài giải thoát thành Phật. Chúng ta vì vô minh, vì nghiệp thức nên xoay lưng với bản tính thanh tịnh, sự tinh khiết trong sạch đó. Rồi lại bị nghiệp thức lôi kéo, đắm đuối trong si mê, đau khổ trong phiền não. Nhiều đời nhiều kiếp như để rồi chợt tỉnh.

Quy Y là quay trở lại giác tính, chân tâm thanh tịnh hoàn toàn như chư Phật. Cho nên Quy tức là Quay về. Y tức là Nương tựa. Chữ Y được kết hợp bởi: chữ Nhân – Người; Y – Áo mặc. Con người nương tựa vào chiếc áo để che thân, tránh muỗi mòng. Chúng ta như người lữ khách rong ruổi trên đường, chợt có một cơn giông bão xuất hiện, ta tìm chỗ để trú ẩn. Cho nên phải nương tựa nơi nào đó để ta bình yên, an vui, hạnh phúc. Giống như người đời phải hết sức để che thân. Cho nên Quy Y Tam Bảo tức là quay trở về nương tựa ba ngôi báu: Phật – Pháp – Tăng”.

Trong bài giảng, Hòa thượng giảng sư cũng giảng giải cho đại chúng về 3 bậc của Tam Bảo gồm: Thế gian trụ trì Tam Bảo, Xuất thế gian Tam Bảo và Tự tính Tam Bảo (đồng thể Tam Bảo).

Tam Bảo thường trú ở thế gian. Khi ta tu học ta biết rằng có ngôi Tam Bảo xuất thế gian. Khai thác được tự tính Tam Bảo trong con người của mình. Một khi sống làm việc, nói năng, suy nghĩ có Tỉnh thức – Thanh tịnh – Hòa hợp là chúng ta đã, đang quy y Phật. Dù những ngươi chưa quy y Phật nhưng có sự hiểu biết, tỉnh thức và có những đức tính trên, thì người đó đã trở thành đệ tử của Tam Bảo.

Cũng theo Hòa thượng giảng sư chia sẻ, việc quy y Phật không chỉ dừng lại ở nghi thức tín ngưỡng mà ta cần phát huy những hạt giống tốt, đưa những đức tính tốt luôn luôn có mặt trong lời nói hành động và suy nghĩ. Muốn được như vậy, các Tổ đã bày ra những phương tiện để dẫn dụ chúng ta có khả năng trở thành người Tỉnh thức – Thanh tịnh – Hòa hợp. Đó là phát nguyện, niệm Phật, đọc Kinh…để đối trị với những tâm chạy rong ruổi của mỗi người, nghĩ thiện nghĩ ác, nói điều xấu, điều tốt…không có tỉnh thức nên để lại hậu quả khiến ta bất an, khổ đau.

Đức Phật dạy, người Phật tử mỗi giờ mỗi phút, tâm đều giữ chính niệm, niệm Phật, tụng Kinh… là những phương tiện giúp ta khôi phục lại khả năng giác ngộ, thanh tịnh, hòa hợp. Phật không chỉ dừng lại ở ý niệm. Mà Phật được biểu hiện trong những đức tính đó, cách sống đó. Cho nên, mỗi khi ta nghĩ đến những đức tính tốt, ta tiếp xúc, tư duy…là ta đã và đang quy Y Phật.

Hòa thượng Giảng sư nhấn mạnh “Năng lượng bình yên của pháp hội nơi đây, tại chùa Bằng – Linh Tiên Tự, công đức tu tập, hòa hợp của đạo tràng là một năng lượng hùng hậu, lan tỏa ra từ trường của sự an vui hạnh phúc. Nên khi Phật tử quy y Tam Bảo trong phút giây hiện tại bằng tất cả sự thành kính thốt lên. Lời mà ta phát nguyện không chỉ ở miệng mà còn bằng thân tâm. Tác động được ngôi Tam Bảo thường trú khắp mười phương. Tác động được từ trường thanh tịnh, hòa hợp; đạo lực tỉnh thức sẽ bao phủ thân ta. Ta tiếp nhận được năng lượng đó, nó làm cho chúng ta bình yên.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết duy trì sự bình yên hạnh phúc đó, mà kéo dài nó ra, nhiều ngày, nhiều tháng, năm, đời này cho đến nhiều đời sau. Thì nó sẽ mất. Vì sự giác ngộ của ta là sự bất giác. Tức chợt tỉnh rồi lại chợt mê. Trong khi ta tiếp xúc va chạm với ngoại cảnh, thế duyên khiến ta phiền não, tham ái, si mê. Cho nên khi quy Y Tam Bảo rồi, các Tổ khuyến hóa ta nên bước thêm bước nữa là tiếp nhận Năm Giới”.

Sau khi giải thích ý nghĩa của năm giới cấm đối với người Phật tử khi phát nguyện quy y Tam Bảo, Hòa thượng giảng sư sách tấn hàng Phật tử “Sự tu học không phải là bị chồng lên đầu khuôn khổ, làm cho mình tù túng; mà là để nguyện khép mình vào trong những phạm trù đạo đức, sống có lý tưởng, luôn nói – làm việc – suy nghĩ có tỉnh thức. Cho nên mọi điều đều trở nên Thanh tịnh – Tỉnh thức – Hòa hợp chính là để hàng Phật tử bước vào con đường thánh đạo. Từ đó sẽ được các bậc Thánh hộ niệm, các bậc cao đức sẽ che chở, nâng đỡ”. Hòa thượng bày tỏ “Cách đây 26 năm, Đạo tràng Pháp Hoa chỉ có mấy chục người thọ y ở khách sạn Kim Liên mà nay đã lên tới hơn 1 vạn Phật tử miền Bắc. Chúng ta hãy tiếp tục lan tỏa Pháp Phật đến mọi người mọi nhà, để mọi người mọi nhà cùng tu tập chuyển hóa với ta. Để mỗi cá nhân, gia đình, làng xóm, thành phố đều trở nên hạnh phúc, cống hiến, đem lại sự tốt đẹp cho tổ chức, xã hội”.

Sau khi kết thúc bài giảng, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã bày tỏ sự tri ân tới Hòa thượng Thích Lệ Trang. Được biết, Hòa thượng Thích Lệ Trang cũng đã được Đại lão Hòa thượng Tôn sư Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN giao trọng trách lãnh đạo Đạo tràng Pháp Hoa miền Nam. Hòa thượng Trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã thỉnh mời Hòa thượng Trưởng Ban nghi lễ TW sẽ giảng dạy thường xuyên cho Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc, để Bắc Nam cùng sum họp trong ngôi nhà chính pháp.

Tiếp đến, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW đã quang lâm lễ đường, niêm hương bạch Phật, đăng đàn truyền thụ tam quy ngũ giới cho những thiện nam tín nữ phát nguyện trở thành người đệ tử Phật, nương tựa Tam Bảo, trở thành người hành giả thọ trì – quảng tuyên và lưu bố Pháp Hoa Kinh. Tam quy giúp mỗi người có chỗ dựa tinh thần thù thắng, vững chắc, tránh bị đọa vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ngũ giới là phương pháp thiết thực và cụ thể giúp chúng ta ngăn ngừa những hành động sai trái nơi thân, khẩu, ý, từ đó mà đạt được sự an vui trong hiện đời và vị lai.

Tất cả đại chúng đều thành kính, nhất tâm nguyện thọ trì những lời Phật dạy, thực hiện giữ gìn 5 điều giới và 3 phép quy.

Buổi trưa, đại chúng thực hiện nghi thức cúng Quá Đường, dùng bữa cơm chay an lạc và chính niệm bên quý Thầy.

Được biết, chiều nay sẽ là lễ kính mừng ngày Đức Phật thành Đạo – Tổng kết hoạt động của Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc. BBT website sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới quý độc giả.

Diệu Tường - Minh Thùy

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online