13/08/2019 22:09

Hà Nội: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Hoàng Kim

 

PSO - Chiều ngày 11/08/2019 (nhằm ngày 11/07 năm Kỷ Hợi) nhận lời thỉnh mời của Đại đức trụ trì Thích Thiện Tài, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã quang lâm về chùa Hoàng Kim – thôn Long Tửu (Đông Ngàn), xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội và có thời pháp thoại tới các Phật tử đạo tràng bản tự về tinh thần hiếu đạo mà mỗi người con luôn phải khắc ghi trong lòng nhân mùa Vu lan Báo hiếu đã trở về.

Mở đầu thời pháp thoại, Hòa thượng cho biết, ngôi chùa Long Tửu hiệu Hoàng Kim đang tọa lạc ở trên mảnh đất có bề dày lịch sử gắn liền với Đạo Phật Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Khi xưa, ngôi chùa thuộc Đông Ngàn là thuộc về xứ Kinh Bắc, xứ Kinh Bắc là cái nôi của Phật Giáo Việt Nam. Hay nói cách khác ngôi chùa và nhân dân địa phương nơi đây có một bề dày lịch sử của văn hóa xứ Kinh Bắc đất Việt và đặc biệt nhất là bên bờ sông Đuống. Tên Đông Ngàn đã đi vào lịch sử của Việt Nam và ngày nay chúng ta lại tự hào đây là quê hương của đương kim Tổng bí thư, chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, quá khứ và hiện tại người dân địa phương nơi đây tự hào có một truyền thống tốt đẹp về văn hóa, nếp sống tâm linh. 
Hòa thượng bày tỏ niềm hoan hỷ khi trở lại ngôi chùa Hoàng Kim này. Cách đây hơn 10 năm khi Hòa thượng lần đầu tới đây và bây giờ đã có sự thay đổi rất lớn. Từ một ngôi chùa nhỏ năm nào mà sau hơn 10 năm được nhân dân Phật tử trợ duyên, Đại đức trụ trì đã xây dựng nên một ngôi chùa trang nghiêm, tố hảo đúng với tên gọi của chùa. Điều thứ hai, Hòa thượng thấy đây là giờ phút hoàng kim trong lòng Thầy, bởi được gặp lại những người con của xứ Kinh Bắc xưa, nay là một huyện của thành phố đã vân tập về ngôi chùa này để cùng nhau nghe lại những lời Phật dạy trong mùa vu lan báo hiếu, tưởng nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của hai đấng sinh thành.
Hòa thượng cũng chia sẻ “Ngôi chùa Hoàng Kim trong quá khứ là chùa Ni, các vị Ni của chùa thuộc về sơn môn Lã – là một trong những sơn môn lớn nhất của xứ Kinh Bắc xưa vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tất cả sư Ni sau này đều phải lễ Đức Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, khi được Đức Phật cho đi xuất gia, bà lấy pháp danh là Ái Đạo Tỳ Khiêu Ni (Di Mẫu Kiều Đàm Di). Vì vậy tất cả chư Ni ngoài lấy Phật là Phật Tổ thì đều phải lễ Đức Di Mẫu làm Tổ sư. Ngày nay Phật giáo Việt Nam, các vị sư Ni năm nào cũng tổ chức lễ Đức Di Mẫu Kiều Đàm Di“.
Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam hơn 2000 năm có lẻ, những nếp sống văn hóa dân tộc cũng ảnh hưởng đến nghi lễ của Phật Giáo và những lời Phật dạy cũng đã gắn liền với nếp sống của người dân. Phật giáo đã hòa nhập với tinh thần văn hóa của dân tộc, nhưng đặc biệt dân tộc cũng đã lấy tinh thần của Phật giáo vào trong đời sống con người, điều đó thể hiện qua tiết tháng 7. Dân gian ta có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng 7”, bởi vì quan niệm rằng ngày này là ngày Vu Lan thắng hội, xá tội vong nhân. Người dân tin tưởng rằng nhờ ơn Đức Phật mà Tiên tổ, ông bà cha mẹ đã quá vãng của mình sẽ được Đức Phật độ trì để thoát khỏi chốn khổ đau, sinh về miền Cực Lạc. Trong kinh điển Phật Giáo nhắc tới rất nhiều về chữ hiếu mà ai cũng phải nhớ rằng chữ hiếu này từ Phật. Từ Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni, tuy Ngài đắc đạo thành Phật nhưng mà Ngài vẫn dạy chúng ta rằng ai cũng phải tôn thờ và hiếu kính cha mẹ. 
Nhân đây, Hòa thượng nhấn mạnh “Từ các cụ già đến các em nhỏ, cả đến các vị tu sĩ đang ngồi đây không ai vượt ra khỏi vòng sinh tử, tức là phải có tinh cha huyết mẹ để tạo nên dáng vóc hình hài của mình. Đức Phật trong bao đời kiếp Ngài tu nhân tích đức làm điều lành tránh điều dữ, nhưng trong đó có một việc tu nhất là Ngài tu theo chữ hiếu. Trong kinh điển nhắc tới rất nhiều lần về các kiếp quá khứ của Đức Phật dù làm vua, làm tướng hay làm đạo sư, Ngài luôn tận tâm hiếu kính với cha mẹ. Kể cả khi Ngài thành Phật là thầy của ba cõi và cha lành của bốn loài, sau khi thành Đạo, Ngài dẫn các đệ tử trở về hoàng cung thăm vua cha với tư cách là một đứa con, lần thứ hai là khi vua cha đau ốm Ngài về thăm và bưng bát cháo cho vua cha ăn, lần thứ ba là khi vua cha sắp băng hà, Ngài về thuyết pháp trước khi ông trút hơi thở cuối cùng. Và khi lễ tang Ngài cũng khiêng linh cữu của vua cha”.
Qua đó, Hòa thượng đã nhắc lại cho đại chúng về tấm gương hiếu hạnh của Đức Phật và tôn giả Mục Kiền Liên dành cho mẫu thân của mình để sách tấn đại chúng “Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy Phụ mẫu tại đường như chư Phật tại thế. Người Việt dạy con cháu rằng trong trăm điều phúc không gì bằng hiếu kính cha mẹ, ngược lại trong trăm điều tội không tội nào nặng bằng tội bất hiếu với cha mẹ… Ông bà bố mẹ dù có mất đi cũng chỉ mất thân xác, chứ mọi nét vẫn tồn tại trong chính chúng ta. Trong truyền thống của người Việt, việc thờ phụng Tổ tiên được đề cao, Tổ tiên là vua trong nhà nên ngai Tổ tiên bao giờ cũng được đặt chính giữa. Người Việt có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại không bao giờ mất. Công việc trong nhà dù buồn hay vui đều phải báo với Tổ tiên. Khi tết đến là cũng phải mời Tổ tiên về ăn tết, nhà tổ chức đám cưới cũng phải trình lên Tổ tiên, kể cả khi có người mất cũng phải lên bàn thờ Tổ tiên để báo với Tổ tiên…Vậy mới nói tinh thần hiếu đạo của người Việt không bao giờ mất đi được. Đặc biệt, tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả. Tinh thần hiếu đạo trong Đạo Phật mùa vu lan này rất cần với chúng ta để nhớ lại ơn đức cha mẹ, tổ tiên. Ai còn cha mẹ thì hãy trân quý từng ngày khi còn được bên cha mẹ, anh em trong nhà phải hòa thuận với nhau, khi mất mẹ anh em phải hiếu kính với cha và khi mất cha anh em phải hiếu kính với mẹ. Không gì bằng sự hòa hợp anh em trong nhà với nhau, đó chính là đóa hoa đẹp nhất để dâng lên cha mẹ, họ hàng đoàn kết là bông hoa đẹp nhất dâng lên Tổ tiên”.
Cuối cùng, Hòa thượng mong rằng các Phật tử hãy “tin Phật và làm điều lành trong mùa Vu lan này. Trên tinh thần của đạo Phật chúng ta đều là Bồ Đề quyến thuộc của nhau, vì vậy hãy khuyên bảo nhau làm tất cả điều tốt tránh tất cả điều xấu”.
Thời pháp thoại ý nghĩa của Hòa thượng đã khép lại bằng lời cầu chúc “tới tất cả các cụ được sống lâu mạnh khỏe, hưởng tuổi thọ an lành va chúc cho tất cả mọi người có một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Cũng nhân đây xin cầu nguyện cho tất cả tiên Tổ, ông bà, cha mẹ quá vãng của chúng ta được siêu sinh cõi tịnh và chúc cho cảnh chùa ngày càng huy hoàng và có nhiều người đến lễ bái kính tín Tam Bảo”.
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Diệu Tường
  The post HT. Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Hoàng Kim appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.
Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online