Hà Nội: Học viện Phật giáo Việt Nam trang nghiêm lễ tưởng niệm 13 năm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch (1927 – 2011)

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 28/11 (18/10/Giáp Thìn), chư Tôn đức HĐTS GHPGVN, chư Tôn đức Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cùng toàn thể Tăng Ni sinh Học viện đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 13 năm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội viên tịch (1927-2011).

Theo đó, Ban Nghi lễ của Học viện đã tổ chức nghi thức đại khoa cúng Phật, cúng lịch đại Tổ sư theo truyền thống Phật giáo miền Bắc. Tiếp đó, với tấm lòng thành kính tri ân, Tăng Ni sinh Học viện đã vân tập về Đại hùng Bảo điện chùa Non Nước, dâng  hương, tụng kinh cúng dàng, cầu nguyện Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng cao đăng Phật quốc. 

Tại trai đường Học viện, Thượng tọa Thích Thanh Thư, Đại đức Thích Đạo Mẫn, Chánh Văn phòng Học viện và đại chúng thành kính dâng hương cúng dàng Giác linh, tưởng niệm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch; tri ân công đức sâu dày của ngài đối với Đạo pháp và Dân tộc. Đại chúng nhất tâm cầu nguyện Giác linh Trưởng lão Hòa thượng được cao đăng thượng phẩm, quả chứng vô sinh.

Cuộc đời và đạo nghiệp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, góp phần vào phong trào chấn hưng Phật giáo, mở ra những trang sử vàng cho Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, Ngài luôn chú trọng và đặt nhiều tâm quyết trong công tác giáo dục Phật giáo, đào tạo Tăng tài, tiếp dẫn hậu lai, bằng việc thành lập Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.

Đối với xã hội, Trưởng lão Hòa thượng luôn trọn vẹn trách nhiệm, vận động tín đồ Phật tử tham gia các hoạt động nhân đạo, đóng góp trí tuệ và sức lực để xây dựng, phát triển đất nước từ nhiều chức vụ mà Đảng và nhân dân tin cậy giao phó.

Trưởng lão Hòa thượng được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Bằng khen cao quý. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của GHPGVN, ngài đã có nhiều đóng góp to lớn cho những thành tựu Phật sự chung của Giáo hội, trở thành cấu nối giữa đạo với đời, giữa Phật giáo miền Bắc với Phật giáo miền Trung và Phật giáo miền Nam.

Sinh thời, Trưởng lão Hòa thượng được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh, đảm nhiệm nhiều sức vụ quan trọng như: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI, XII; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN; Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo; Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội, viện chủ chùa Quán Sứ, Châu Long, Thọ Cầu – TP.Hà Nội, tổ đình chùa Bái Đính - tỉnh Ninh Bình, tổ đình Nho Lâm, chùa Bình Kiều - tỉnh Hưng Yên.

Trưởng lão Hòa thượng an nhiên thu thần thị tịch vào hồi 8 giờ 15 ngày 26-11-2011 (nhằm ngày 2-11-Tân Mão), trụ thế 85 tuổi, gần 80 năm tu sống trong cảnh thiền môn, tham gia hoạt động Cách mạng, lãnh đạo phong trào Phật giáo.

Hiện nay, trong khuôn viên Học viện có Bảo tháp Viên Quang để tôn thờ Xá Lợi cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Tứ tại đây, đặt tên cho toà nhà giảng đường là “Viên Quang” để khắc ghi và tưởng nhớ công ơn của Ngài đối với việc thống nhất và xây dựng GHPGVN nói chung, sự nghiệp đào tạo Tăng tài nói riêng.

Ban TT-TT Học viện

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online