Hà Nội: Ngày tu an lạc tháng 6 năm Giáp Thìn tại chùa Bằng

Nghe đọc bài:

Ngày 14/7/2024, nhằm ngày 9/6/Giáp Thìn, chùa Bằng - Linh Tiên tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã diễn ra ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.

Đúng 7h30, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này.

Sau đó, Hòa thượng Thích Minh Thiện - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Hoằng pháp TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An đã quang lâm và có thời pháp thoại tới toàn thể đại chúng về "tinh thần bình thản trước khen chê".

Trước tiên, Hòa thượng đã tán thán tinh thần tu tập trang nghiêm, thanh tịnh của Phật tử nơi đây. Khi thấy sự trang nghiêm từ những chiếc y vàng, y nâu đặc trưng của đạo tràng Pháp Hoa gợi nhắc Hòa thượng Giảng sư nhớ đến hình ảnh lần Đại lão Hòa thượng Tôn sư Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN về thăm và giảng dạy cho Đạo tràng Pháp Hoa tại Long An. Khi đó Đại lão Hòa thượng Tôn Sư chỉ dạy ”Đạo tràng Pháp Hoa Bổn Môn siêng năng, tinh tấn, thọ trì, đọc tụng và lễ lạy hàng ngày thì sẽ được công đức rất lớn, đồng thời nếu thực hiện theo tứ thệ nguyện của Đạo tràng Pháp Hoa thì nhất định hành giả Pháp Hoa sẽ có được sự chuyển hóa cả thân và tâm".

Tâm nguyện của người xuất gia hay tại gia đều là mong mang sự an vui hạnh phúc, những điều tốt đẹp tới cho bản thân, gia đình, chúng sinh ở hiện tại và tương lai. Vì vậy phải luôn nhớ lời Phật, lời Tổ đã dạy, tinh tiến tu học để cảm nhận được ích lợi khi chúng ta phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, cẩn trọng hành vi của bản thân qua từng lời nói, việc làm, ý nghĩ.

Tuy nhiên, Hòa thượng cũng chia sẻ "Trong cuộc sống hay trên bước đường tu tập, không phải lúc nào mình cũng nhận được sự thông cảm và thấu hiểu". Chúng ta dễ nổi sân, khởi phiền não khi nghe những lời nói thị phi về mình hoặc xúc phạm đến ngôi Tam Bảo mà mình tôn kính.

Hòa thượng nhấn mạnh "Đạo Phật của Việt Nam là một tôn giáo gắn liền với truyền thống dân tộc, luôn đi theo tôn chỉ của Đức Thế Tôn dạy, tu theo con đường Phật đạo nhằm thành tựu được Giới, Định, Tuệ. Tu theo con đường Phật dạy phải biết khế lý, khế cơ, khế thời, cần phải nuôi lớn pháp thân tuệ mạng của mình bằng con đường tu tập và tài bồi Kinh - Luật - Luận cho tự thân mỗi người. Phải cùng nhau truyền bá chính pháp đến mọi người. Tu tập để thành tựu chính là do có suy tư, quán chiếu và trí tuệ, để nhận biết được lời Phật, lời Tổ đã dạy. Sau đó thẩm thấu bằng sự thực tập, hành trì, thực chứng thì mới có được sự an lạc, giải thoát".

Hòa thượng chia sẻ cho đại chúng về việc vừa qua, chư Tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW đã đỉnh lễ Đức Pháp Chủ và báo cáo Ngài về chuyến thăm, cúng dường và thuyết giảng tại các trường hạ trên cả nước. Đức Đệ tứ Pháp Chủ đã hoan hỷ tán thán sự kết hợp này của Hai ban. Đồng thời, Ngài đã nhắc lại sự phát triển lịch sử Phật giáo qua các thời kỳ trước chiến tranh và sau chiến tranh của miền Bắc và miền Nam. Từ sự hình thành của các tổ chức Phật giáo sau khi đất nước thống nhất, sự chấn hưng Phật giáo và công lao của chư Tổ qua các đời. 

Qua đó, Đại lão Hòa thượng Tôn Sư nhắc tất cả chư Tăng Ni và Phật tử cố gắng yên tâm tu học, cùng nhau tu cho thật tốt, làm chủ thân tâm, giữ được chính niệm cho mình để mọi người hiểu mình và hiểu chính xác hơn, tôn kính Phật giáo mình nhiều hơn. 

Từ lời chỉ dạy của Đức Đệ tứ Pháp chủ, Hòa thượng Thích Minh Thiện càng khẳng định "Cho nên quý Phật tử cần phải nhớ, muốn hiểu Phật giáo, nhất là hiểu Phật giáo Việt Nam thì người đó đầu tiên phải là người Việt Nam, phải được sống trong truyền thống nhiều đời kính tin Tam Bảo và người đó phải thực sự là người dấn thân nghiên cứu học và thực hành từng ngày mới hiểu được Phật giáo Việt Nam một cách đúng đắn nhất.

Sau cùng, qua tấm gương Đức Phật khi còn tại thế vẫn luôn bình thản đối diện trước những khen chê, chỉ trích, Hòa thượng cho rằng nguyên nhân dẫn đến điều này là do:xu hướng dị biệt, kiến giải dị biệt và thân cận dị biệt. 
Xu hướng dị biệt là đi theo, ngã theo những đường hướng khác nhau. Kiến giải dị biệt là do giới hạn tri thức hay nhận thức bất động dẫn đến những nhận biết không chính xác. Thân cận dị biệt là do mỗi người có duyên được gần gũi, tiếp xúc với những người khác nhau thì sẽ có tính cách, suy nghĩ, cái nhìn khác nhau.

Từ đó, Hòa thượng sách tấn đại chúng "Khi đối diện trước khen chê, người Phật tử chân chính cần giữ tâm thái nhẹ nhàng, không xao động, hãy tránh xa việc xúc phạm các Tôn giáo hoặc giáo chủ của các Tôn giáo khác. Là người con Phật hãy sống đúng chính pháp, giữ vững niềm tin, tinh tiến tu học và luôn luôn giữ chính niệm trước mọi điều thuận nghịch trong cuộc đời. Không làm các điều ác, siêng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy. Đồng thời, cùng chung tay, góp sức xây dựng Phật giáo vững mạnh, là một Tôn giáo với bề dày lịch sử hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc". 

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Hòa thượng giảng sư, đại chúng tiếp tục bước vào thời khóa tụng Bổn Môn Pháp Hoa kinh. Đầu giờ chiều là thời tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa quyển thứ 5 để cầu nguyện Quốc thái dân an, Phật pháp xương minh, khép lại ngày tu bát quan trai tràn đầy hỷ lạc.

Diệu Tường

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online