Hà Nội: Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa Myanmar Quốc tế thăm Viện Trần Nhân Tông

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 21/5/2025, được sự giới thiệu của quý chức sắc Giáo hội, quý Tăng Ni, nhà khoa học hữu duyên, Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa Myanmar Quốc Tế trong chuyến hoằng Pháp nhân mùa Vesak Liên Hợp Quốc 2025 và không khí chiêm bái Xá lợi Phật tại Việt Nam, đã có chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa đến Viện Trần Nhân Tông – Đại học Quốc gia Hà Nội tại, Trụ sở chính tại Tầng 8, Tòa nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. 

Viện Trần Nhân Tông là một trong 5 Viện nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ thành lập, là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học, tư tưởng Trần Nhân Tông, cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lượng cao về Phật học. 

Đón tiếp đoàn tại Viện có PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó GĐ ĐHQGHN; PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; GS.TS Đinh Khắc Thuân - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm KHXHVN, giảng viên Cao Cấp của Viện; PGS. TS Lê Văn Canh, giảng viên Cao Cấp của Viện; PGS.TS Dương Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; TS. Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính; TS. Vũ Thị Hương, Trưởng Ban thư ký Dự án Kinh điển Phương Đông; TS. Ninh Thị Sinh, Trưởng phòng Văn hoá Phật giáo và các vấn đề đương đại; TS. Phạm Thị Thảo, giảng viên Viện Trần Nhân Tông và các Thầy Cô nhân viên văn phòng của Viện.

Về phía Tăng đoàn Thabarwa Quốc Tế 110 thành viên: Trưởng đoàn là Thiền sư Ottamathara, Tiến sĩ Triết học Mexico, Tiến sĩ Danh Dự Triết học Ấn Độ, Viện Trưởng sáng lập trên 120 trường Thiền thực hành theo Vipassana mang tên Thabarwa (hơn 100 trung tâm tại Myanmar và hơn 20 trung tâm tại phương Đông và phương Tây: Mỹ, Italya, Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Thái Lan,…). 

Thiền sư Ottamathara chia sẻ tại chuyến thăm

Thiền sư Ottamathara là hành giả chư Tăng nước ngoài duy nhất được Ngài Trưởng lão Hoà thượng Tăng Thống dòng thứ Nhất SriLanka, Thibbatuwawe Sri Siddhartha Sumangala, Mahanayaka Tông phái Malwatta dòng Siyam Nikaya trao tặng danh hiệu “Kammaṭṭhānācariya Saddhamajotika Lokatthacariya Ashin Ottamathera - Hoà thượng Trưởng lão cao quý có nhiều đóng góp cho Phật giáo thời hiện đại trong tinh thần: yêu chuộng hoà bình, bất hại; phúc lợi xã hội; lục hoà Tăng đoàn; chánh niệm xả ly”; Danh hiệu “Bậc đại thiện trí cao thượng giảng dạy Pháp thông suốt”, “Bậc đại thiện trí cao thượng từ thiện xã hội” (Qũy Hope Charity Myanmar Foundation). Những danh hiệu này cũng nói lên phần nào biệt hiệu “Thiền sư Sóng Thần” đại chúng phong cho Ngài bởi nhiều năm hành Thiền và cống hiến phụng sự đạo Pháp rộng lớn. Hiện Ngài đang là điểm tựa cho khoảng 5000 Tăng Ni và trên 60.000 cư sĩ; nhất là sau trận động đất lớn vừa qua tại Myanmar, số lượng người về nượng tựa Ngài và Tăng đoàn Thabarwa càng đông.

PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Viện Trần Nhân Tông

PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Viện Trần Nhân Tông, sứ mệnh và nhiệm vụ, ý nghĩa ra đời của Viện Phật học duy nhất của Chính Phủ trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ phát triển đất nước hội nhập Quốc Tế thông qua giáo dục Phật học; giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Thiền sư Trần Nhân Tông cũng như Thiền học Trúc Lâm thời Trần – kế thừa từ Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Bộ phái, Phật giáo Đại thừa, Kim Cang thừa; ra đời trong lòng dân tộc Việt Nam với sự dung hợp tinh hoa của các Hệ phái Phật học trước đó và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh đất nước trên tinh thần:Cư trần lạc đạo, hòa quang đồng trần, tức tâm tức Phật, Phật tại tâm, biện tâm, trí tuệ từ bi, giới – định – tuệ, bi – trí – dũng, văn – tư – tu, đốn tiệm hài hòa, sự - lý viên dung, tích cực phụng hiến

Phó Giáo sư Viện trưởng trao đổi thêm, các giá trị tư tưởng tinh thần của Thiền học Trúc Lâm thực tế không xa rời tinh thần lời Phật, không xa rời giáo lý kinh điển, thể hiện lý tưởng Bồ-tát hạnh nhập thế tích cực tự độ độ tha, siêu xuất bất hại, dấn thân vào cuộc đời bằng mọi phương tiện để phổ quát Phật giáo trong nhân gian. Vì vậy, Pháp Thiền Tứ niệm xứ, Thiền Vipassana, ngay từ thời ban đầu Phật giáo du nhập tại Việt Nam đã được Thiền học Trúc Lâm tiếp nhận thông qua các ngôn ngữ thuần Việt, phù hợp văn hóa tâm lý người Việt, như trong Kinh Tăng Chi Bộ III, chương Tám Pháp, phẩm Lớn, Đức Phật khẳng định: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, Pháp và Luật của Phật chỉ có một vị là vị giải thoát”. 

PGS.TS Dương Thị Thu Hà cũng giới thiệu nhấn mạnh vai trò của Viện Trần Nhân Tông trong lòng ĐHQGHN – Đại học hàng đầu của Việt Nam, được thế giới đánh giá cao, nhiều Sinh Viên Học Viên gửi đi nghiên cứu Quốc Tế đạt nhiều thành tích xuất sắc, niềm tự hào của giáo dục đất Việt. Viện Trần Nhân Tông ngoài học thuật nghiên cứu chuyên sâu về Phật Pháp nhất là Thiền học Trúc Lâm, luôn ủng hộ và hướng đến các hoạt động lành mạnh,trân trọng các bậc chân tu và tôn vinh trí tuệ của Phật giáo, góp phần phát triển tinh hoa tốt đẹp của Phật giáo mang bản sắc Việt Nam, của tư tưởng Trần Nhân Tông và văn hóa đời Trần, cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, góp phần vào sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới trong thời đại toàn cầu hóa. Viện thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội kết nối yêu thương, giao lưu văn hóa trong và ngoài nước để tăng cường tình hữu nghị nhân dân các nước. Khẳng định Viện Trần Nhân Tông là cơ sở đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lược cao về Phật học. Công tác nghiên cứu khoa học của Viện lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa truyền thống và điểm nhấn, là lịch sử và văn hóa đời Trần, Phật giáo Trúc Lâm làm trọng điểm.

GS.TS Đinh Khắc Thuân cũng trao đổi trước đông đảo Tăng Ni, Cư sĩ Thabarwa về lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Trần Nhân Tông có tính đặc thù và tính liên ngành cao; hướng nghiên cứu vừa có tính lý luận, vừa có tính ứng dụng thực tiễn vào trong đời sống xã hội. Trong đó điển hình hiện tại là: (1) Kinh điển và triết học Phật giáo, (2) Lịch sử và văn hóa Phật giáo, (3) Phật giáo và các vấn đề đương đại.

PGS. TS Lê Văn Canh (phiên dịch chính của buổi gặp mặt), cũng nhấn mạnh thêm về quan điểm Viện Trần Nhân Tông luôn chủ trương ưu tiên phát triển hợp tác lâu dài, tin cậy với các Học viện Phật giáo, các trường Đại học, các tổ chức khoa học và giáo dục có uy tín trong nước và trên thế giới. 

Thầy Trần Việt Quân tháp tùng Tăng đoàn – người Sáng lập & Cố vấn Hệ thống trường Liên cấp Tuệ Đức, Viện Đào tạo tại Bách Khoa Education, chuyên viên nghiên cứu về Đông phương học, Nhân tướng, Quản trị Nhân sự & Điều hành, Giáo dục Nhân cách cốt lõi… cũng chia sẻ những giá trị tích cực của Phật học/ Thiền học ứng dụng. 

TT. Thích Minh Tuân - Ủy viên Ban Kinh Tế Tài Chính Trung ương, Trụ trì thiền viện Di Đà, Thường Tín, Hà Nội, NCS K2 Viện Trần Nhân Tông

TT. Thích Minh Tuân, Ủy viên Ban Kinh Tế Tài Chính Trung ương, Trụ trì thiền viện Di Đà, Thường Tín, Hà Nội, NCS K2 Viện Trần Nhân Tông - người có nhiều năm trợ duyên Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa Myanmar trong buổi giao lưu cũng tán thán tâm từ, đạo hạnh của Thiền sư Ottamathara và các định hướng đúng đắn của Viện trong tương lai để hoàn thành sứ mệnh giáo dục con người tinh hoa đầy đủ bi trí, ứng dụng vào cuộc đời một cách thiết thực, giảm bớt các vấn nạn của xã hội.

Ngoài ra, cuốn sách Tính Không của vạn vật của PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa Phật giáo và Khoa học hiện đại với việc bàn về vấn đề triết học cao siêu nhất của các Hệ phái gắn liền với minh triết Phật học Duyên Khởi, Vô Ngã, Trung đạo, cũng giành được nhiều sự quan tâm của Thiền sư và Tăng đoàn. Những vấn đề về vật chất, ý thức, sinh mệnh, cơ thể, con người… liên quan đến giáo lý Ngũ Uẩn, Danh và Sắc, mối quan hệ Thân và Tâm, trong Trùng Trùng Duyên KhởiVô Thường, không thực thể của vạn sự vật hiện tượng…, có ý nghĩa ứng dụng rút ra bài học để quay về giáo dục thực tiễn thiền chánh niệm tỉnh giác, hiện tại lạc trú ngay tại đây và bây giờ, khiến cho Phật học và khoa học có nhiều điểm tương đồng và soi tỏ cho nhau. Đây cũng là các nội dung mà Phật giáo hiện đại, khoa học hiện đại, Viện Trần Nhân Tông quan tâm. 

Buổi thăm vấn diễn ra trong khoảng gần 2 tiếng đồng hồ nhưng lưu lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về sự giao lưu học thuật cả Pháp học và Pháp hành. Vì vậy, thông qua trao đổi về các đặc trưng của Tăng đoàn Thabarwa và chuyên môn hạnh nguyện của Thiền sư Ottamathara, lãnh đạo Viện có đề cập trong tương lai tại cơ sở mới – Trụ sở đang xây dựng Núi Hòa Quang (Núi Thằn Lằn), Hòa Lạc, Hà Nội, Viện sẽ có những trao đổi học thuật, thỉnh giảng Pháp hành với Thiền sư và Tăng đoàn Thabarwa, các tham luận, tọa đàm, khảo sát, hướng dẫn các khóa Thiền ứng dụng trị liệu cảm xúc cho Sinh Viên… trong dự án của Viện có thể hợp tác đa chiều với Tăng đoàn Thabarwa khi đủ duyên.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
[Video] Văn phòng 2 Trung ương báo cáo Phật sự đến lãnh đạo Giáo hội

Sáng 23/5, dưới sự chủ tọa của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS); cùng chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS, Văn phòng 2 Trung ương đã có phiên họp báo cáo và trình bày kế hoạch Phật sự quan trọng đến lãnh đạo Giáo hội.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hà Nội: Cực Lạc Đường chùa Long Hưng – Lối về tâm linh trong nếp sống mai táng của Phật tử

PSO - Trong dòng chảy vô thường của kiếp người, ngày càng nhiều Phật tử không còn chọn an táng tại nghĩa trang, mà gửi tro cốt người thân về chùa – nơi an trú thanh tịnh dưới bóng Từ bi và tiếng kinh chiều sớm. Tại Hà Nội, Cực Lạc Đường chùa Long Hưng (Đông Anh) đang trở thành một mô hình mai táng tâm linh tiêu biểu, dung hòa giữa truyền thống Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online