Hà Nội: Thiền sư Ottamathara và TT Thích Thanh Huân cầu nguyện tại Bảo Tàng Chiến sỹ Cách mạng

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 28/10/2023 (nhằm ngày 14/09/2023), Tăng đoàn Thabarwa dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara – Viện chủ hơn 120 trường thiền (Myanmar cũng như một số nước Phương Tây) và TT. Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Phó Chánh VP TW GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc Tế, Trụ trì chùa Pháp Vân, đã cùng đoàn chư Tăng, Tu nữ, Phật tử truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (khoảng 30 vị), có buổi viếng thăm, giao lưu, chia sẻ Phật Pháp với cán bộ Bảo Tàng Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt tù đày, tại thôn Nam Quất, Phú Xuyên, Hà Nội.

Đón tiếp đoàn trong niềm xúc động, tri ân, thân mật, có Ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc; Ông Kiều Văn Uỵch - Phó Giám đốc; cùng nhiều cán bộ cốt cán của Bảo Tàng (như chị Trương Lưu Sa, chị Đồng Thị Hợp, chị Lê Thu Hương…); cùng nhiều anh chị em Đội Tiếp Lửa Truyền Thống Bảo Tàng chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt tù đày.

Sau khi niêm hương với nghi thức cầu nguyện, rải tâm từ, thể nhập tâm linh trong tự Tánh tròn đầy, đoàn Phật giáo Thabarwa Myanmar được cán bộ dẫn đi thăm và khảo sát một số mô hình phục dựng về sự ác liệt của chiến tranh, đau khổ và những bất toại nguyện mà không một người dân lương thiện nào mong muốn.

Chiến tranh xuất hiện là do cướp đất, lấn biên giới chủ quyền, cuồng tín, thích quyền lực, tham kinh tế, trả thù...; đưa đến nghèo nàn, tật bệnh, đói khát cho tất cả hai bên. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn khát khao dừng lại chiến tranh với tính bền vững. Phật giáo không bao giờ ủng hộ chiến tranh. Vì đó là ác pháp. Đạo Phật luôn tôn trọng sự sống của mọi chúng sanh. Những việc giết, bảo người giết, thấy giết vui theo…, đều không khuyến khích; trong khi giáo lý Phật ở vô lượng kiếp luân hồi chúng sanh vốn là bà con.

Sử Phật ghi lại, đức Phật còn là vương tử, Ngài đã thấy rõ những bất cập của chiến tranh và xung đột nên đã chọn tu hành xuất gia để có thể sống đời bất hại hoàn toàn. Kinh Pạm Võng - Trường Bộ Kinh ghi lại: “Anh ta là người hòa giải, người mà ở trong tình trạng xung đột có thể khuyến khích người khác đoàn kết, hòa hợp, thụ hưởng hòa bình, yêu hòa bình, vui với hòa bình, anh ta là một người, người mà luôn nói lời ca ngợi sự hòa bình. Từ bỏ sát sanh, bật tu hành Gotama kiềm chế việc sát sanh, Ông ấy sống không có sử dụng gậy và gươm, sống với sự quan tâm, từ ái và thông cảm người khác.” Tuy nhiên, trong trường hợp cần bảo vệ dân tộc, chân lý, thì các hình thức phản đối với tâm thiện tạm được cho là phương tiện, tạo ra duyên lành.  Đức Phật nhấn mạnh đến vai trò của các nhà lãnh đạo trong việc ngăn chặn chiến tranh. Vị lãnh đạo tốt sẽ không cảm tình thiên vị, thù hận, sợ hãi, vòng tưởng điên đảo…; không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc... để dùng người hiền trí một cách bình đẳng. Chiên tranh gắn liền với thù hận, mâu thuẫn, sát sanh, tranh giành tài sản,… Người Phật tử ý thức điều này nên luôn đề cao lối sống đạo đức, giữ gìn Ngũ giới, tránh xa tham ái đam mê khoái lạc giác quan để không phải tái sanh những nơi bạo loạn.

 Trong buổi viếng thăm linh thiêng, TT. Thích Thanh Huân bộc bạch: Khi được biết Tăng đoàn đang hướng dẫn Khoá thiền Vipassanā ứng dụng tại Chùa Pháp Vân, Lãnh đạo Bảo Tàng đã tha thiết thỉnh mời về thăm, tụng kinh, hướng dẫn giúp cho những người làm công tác quản lý Bảo Tàng được yên tâm; nguyện cầu hương linh các anh hùng chiến sĩ, các chúng sinh vô hình nơi đây được siêu thoát, nhờ vào lực gia trì của Ngài Thiền sư đức độ và Tăng đoàn. Qúy cán bộ lãnh đạo cũng bày tỏ đây là nhân duyên hi hữu tại đất thủ đô từ trước đến nay thời hiện đại, khi được đón đoàn Quốc tế đông, lại chuyên tu; tin tưởng rằng với “phước chúng như hải” của Tăng đoàn Thabarwa (lên đến cả vài ngàn người mà hiện trong khóa tu là đại diện khoảng 50 chư Tăng, tu nữ đến Việt Nam, vốn là những vị đứng đầu các trung tâm Thabarwa Myanmar và một số nước trên thế giới); những mong với sự tu hành tinh tấn và phước báu âm đức của quý Ngài cùng đông đảo Tăng Ni Việt Nam mà âm siêu dương thới.

Trong không khí trang nghiêm thâm trầm, Bác Giám đốc chia sẻ việc xây dựng Bảo Tàng với ý nghĩa giúp đỡ cho mọi người hiểu rằng để có được sự bình yên như hiện tại đã có rất nhiều người đã phải hy sinh; đất nước đã phải trải qua những giai đoạn chiến tranh đau thương; quần chúng nay được sống trong hòa bình nên trân trọng, cùng chung tay xây đắp bình yên, ấm no, hạnh phúc.

Cán bộ Bảo Tàng đã dẫn đoàn đi thăm Viện Bảo Tàng với các mô hình tái hiện lại tội ác của chiến tranh phi nghĩa; của kẻ thù - những người thích mùi giết chóc, tra tấn tào bạo không rợn thân tâm; tái hiện nỗi đau đớn thống khổ khôn xiết của các chiến sĩ Cách mạng tù nhân bị bắt; cũng như tinh thần quả cảm hy sinh cả thanh xuân và cuộc đời của mình cho nền độc lập dân tộc. Nhân chứng chiến tranh hiện vẫn còn xung quanh ngay cuộc đời thường – những lớp người đi qua lửa đạn khao khát hòa bình, trân trọng sự sống.

Ngài Thiền sư qua khảo sát và trực nhận có gửi gắm đến cán bộ Bảo Tàng những lời Pháp chân thật: Tôi đến Việt Nam, hướng dẫn thực hành Thiền Chánh niệm & Xả ly, chỉ còn vài ngày nữa là khoá thiền sẽ kết thúc. Thời gian khá dài ở tại Hà Nội, được phụng sự, được chung tay làm rất nhiều thiện pháp với Tăng Ni trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với các cấp chính quyền; cùng kết duyên lành trong chánh pháp với quý Hòa thượng, quý Thượng tọa, những nhà chức sắc, đạo hữu, thiền sinh, Phật tử Việt Nam… tôi đã dần cảm nhận được linh khí của đất nước, con người nơi đây. Người Việt tha thiết ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống để có được sự an lạc trên Thân và Tâm; Phật giáo rất gần gũi tâm thức như một lẽ tự nhiên; nhiều đức tính Bi – Trí – Dũng tương đồng với tinh thần Phật giáo. Chúng tôi cũng rất may mắn và hoan hỷ khi được đến thăm Bảo Tàng. Qua câu chuyện ở đây chúng tôi ngày càng hiểu hơn và xin tán thán tinh thần quả cảm, đạo đức của dân tộc Việt.

Ngài Thiền sư cũng nhấn mạnh thêm trong buổi chia sẻ Pháp: Đức Phật là Bậc thầy Giác Ngô, người có được trí tuệ và sự an lạc tuyệt đối, hướng dẫn chúng ta thực hành thiền, làm việc thiện để hiểu rõ được nhân quả không chỉ ở kiếp sống này mà còn vô lượng các kiếp sống. Chúng ta thực hành thiền để tâm được trong sạch, từ đó chúng ta cũng dễ tha thứ cho lỗi lầm và tội ác của người khác. Chúng ta thực hành để hiểu về chính mình, nhìn thấy lỗi làm của chính mình nữa.  Thực hành Pháp để có được tâm trí trong sạch an định; không để tâm mãi tràn đầy sân hận, hận thù với hành động xấu ác cứ lặp đi lặp lại từ kiếp sống này đến kiếp sống khác; phải cố gắng hành thiền, giữ giới, và làm các việc tốt.

TT. Thích Thanh Huân trong mạch chảy chung của người con Phật cũng nhấn mạnh thêm: Nguồn gốc của mọi tranh đấu, chém giết, chiến tranh… đều xuất phát từ tâm Tham, Sân Si… nên chúng ta cần quan tâm về thực hành lời dạy của Đức Phật để có được tâm trí an bình, trong sạch, định tĩnh và có được sự hoà hợp cho chính mình, cho tất cả mọi người, mọi quốc gia, mọi nơi chốn, mọi loài.

Đông đảo cán bộ quản lý Bảo Tàng nghe những lời Pháp khai thị của hai vị trưởng đoàn cũng như sự trang nghiêm của hình tướng chư Tăng, Bác Giám đốc thay mặt Viện Bảo Tàng một lần nữa cảm ơn sự có mặt của Tăng đoàn và kết luận: Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp như “uống nước nhớ nguồn”, tri ân, nên Bảo tàng cũng là nơi giáo dục cho thế hệ trẻ điều này. Và hiện tại Đảng, Nhà nước đã-đang mở cửa kết giao với tất cả quốc gia hướng về hợp tác đôi bên cùng có lợi; Bảo Tàng cũng theo tinh thần của Đảng và Nhà nước lan truyền cảm hứng thông điệp hòa bình đến tất cả mọi người trong và ngoài nước.

Theo Phật giáo, trong chiến tranh, không có ai là kẻ thắng cuộc; quan trọng sự tự thắng mình trước thân tâm ác pháp. Đức Phật đề ra nguyên tắc để ngăn chặn chiến tranh là sự chân thật, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ, từ bi, kham nhẫn, nhu thuận. Niết Bàn là mục đích tối cao của tất cả người con Phật trong vấn đề hướng đến hòa bình tuyệt đối… Những căn tánh thiện lành trí tuệ có sẵn trong 10 parami của Phật giáo. Việc ăn chay/ ăn tam tịnh nhục, ưa lối sống quân bình hài hoà, giúp đỡ chia sẻ, mở rộng thương tha nhân… là gieo nhân hoà bình mà Ngài Thiền sư và TT. Thích Thanh Huân cũng như nhiều Tăng Ni khuyến khích.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Công an Thành phố thăm và chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO - Sáng ngày 17/1/2025 (nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn), phái đoàn Công an TP.HCM do ông Nguyễn Mai Chương làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯGH) tại Thiền viện Quảng Đức (294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3).

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online