Hà Nội: Trải nghiệm Tết Nguyên Đán tại phía Bắc của Thiền sư Ottamathara – Myanmar

Nghe đọc bài:

PSO - Từ đêm ngày 30 Tết Nguyên Đán năm 2024 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch năm Giáp Thìn, Thiền sư Ottamathara đã đến thăm Việt Nam cùng (1) Trưởng lão Wi Raw Sana, 74 tuổi, 54 hạ lạp, giữ chức vụ Pháp sư, Đại giảng Sư cao thượng, Thành viên đương nhiệm của Ban chấp hành Luật Tăng đoàn Myanmar - Ủy ban Tăng già Maha Nayaka Nhà nước, Hội đồng tối cao của Phật giáo Myanmar; Ngài được Nhà nước Myanmar vinh danh và tặng tổng cộng 7 danh hiệu/ học vị cao quý; trú xứ tại tu viện Chan Myae Thar Yar, đường Bo Gyoke, Quận Kun-Gyan-Gon, Tp.Yangon, Myanmar. (2) Ngài Pyinnarthiha, 38 hạ lạp, đương là Pháp sư, Bậc Đại xiển dương Chánh pháp; trú xứ Tu viện Thiriyadana, Làng Mway Bway Kone, Thị trấn Kawa, Vùng Bago, Myanmar. (3) Ngài Pandita 35 hạ lạp, Pháp sư, từng theo học ĐH Tôn giáo Trung Ương, Myanmar; thành viên Ban Luật, Ủy ban Tăng già Maha Nayaka Nhà nước, Hội đồng tối cao của Phật giáo Myanmar; trú xứ Tu viện Le Pan Pin, Huyện Salinn, Vùng Magway, Myanmar.

TT Thích Minh Tuân, Ủy viên Ban Kinh tế tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Thiền viện Di Đà, Thường Tín, Hà Nội cùng Đại sứ Quán Myanmar tại Việt Nam và khoảng 30 Phật tử đã trực tiếp ra sân bay đón đoàn trong niềm hoan hỷ sau khóa tu Thiền Vipassana 3 tháng vừa kết thúc. 

Trong chuyến trải nghiệm du xuân tại phía Bắc, đoàn Thiền sư Ottamathara đã đến thăm và chúc Tết một số điểm chùa: (1) Tại Hà Nội: thăm Chùa Pháp Vân, Q. Hoàng Mai với sự đón tiếp của TT Thích Thanh Huân; thăm Tổ đình Bồ Đề nhân dịp gặp mặt Đầu Xuân của tông môn, được diện kiến và đảnh lễ HT Thích Thanh Nhiễu, HT Thích Bảo Nghiêm cùng đông đảo quý TT, chư Đại Đức Tăng Ni; thăm Thiền viện Sùng Phúc, Q. Long Biên với sự tiếp đón của TT trụ trì Thích Tâm Thuần cùng chư Tăng Ni thiền viện; thăm chùa Hương với sự đón tiếp của TT trụ trì Thích Minh Hiền - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dùng trưa tại đây; thăm chùa Long Hưng, Q. Đông Anh, TT Thích Quảng Lâm tiếp đón, hoan hỷ dẫn đoàn thăm quan, giới thiệu về mô hình nghiên cứu, đào tạo Tăng tài, học thuật của chùa; thăm chúc phúc gia đình Phó giáo Sư. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Viện Văn học; và đoàn có đến trụ sở Đại sứ Quán Myanmar, Ba Đình, Hà Nội theo lời mời thỉnh trai Tăng của Đại sứ. (2) Tại Thái Bình: đoàn thăm chùa Nam Triều, huyện Thái Thụy, TT Thích Thanh Khiêm hoan hỷ tiếp đoàn và giới thiệu về lịch sử nhà Trần; thăm chùa Nguyên Thủy (chùa Phúc Minh) của ĐĐ Thích Thanh Minh, huyện Vũ Thư. (3) Tại Nam Định, đoàn thăm chùa Linh Quang, huyện Nghĩa Hưng; ĐĐ trụ trì Thích Minh Thành  - Ủy viên thường trực Phân ban hướng dẫn Phật tử dân tộc Trung ương tiếp đoàn trong sự trang nghiêm và niềm hoan hỷ lớn; (4) Tại Lào Cai, đoàn thăm Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác với sự tiếp đón của TT trụ trì Thích Tỉnh Thiền cùng Tăng chúng và dùng cơm tại đây; (5) Tại Phú Thọ, đoàn thăm chùa Cát Tường của TT Thích Đạo Ngộ và chùa của TT Thích Minh Thuận, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ. Tại Hải Phòng, đoàn viếng thăm HT Thích Quảng Tùng – Phó Chủ Tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hải Phòng.

               Đoàn Thiền sư Ottamathara đến thăm và chúc Tết tại Chùa Hương – Hà Nội

                                                Tổ đình Bồ đề  -  Hà Nội

                                                 Chùa Pháp Vân – Hà Nội

                                               Chùa Cát Tường – Phú Thọ

                        Chùa Linh Quang – Nam Định, Chùa Nguyên thủy – Thái Bình

                    Chùa Nam Triều – Thái Bình, Thiền viện Đại Giác – Sapa, Lào Cai

       Chùa Hàng – Hải Phòng, Chùa Long Hưng – Hà Nội, Thiền viện Sùng Phúc – Hà Nội

Đây là lần đầu tiên Thiền sư Ottamathara và quý Trưởng lão cao cấp Nhà nước Myanmar có chuyến trải nghiệm Tết cổ truyền tại phía Bắc Việt Nam đầy ấm áp và xum vầy. Đêm 30 Tết, tại Thủ Đô, TT Thích Minh Tuân đã trò chuyện với đoàn về ý nghĩa Tết cổ truyền Việt Nam với bánh chưng xanh, cành đào, khói hương nghi ngút giữa kinh đô xưa; không khí linh thiêng và đầy tri ân.

Dịp này, Thiền sư Ottamathara đã gửi tặng 150 phần quà đến công nhân, người lao động nghèo quanh vùng Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh dưới sự sắp xếp của Tổng giám đốc Nguyễn Thành Trung, Công ty CP Thương Mại và Dịch vụ An Ninh HT. Đồng thời, qua chuyến thăm chuỗi các chùa và một số gia đình Phật tử hữu duyên, Thiền sư cũng gửi tặng khoảng 1000 bao lì xì chúc phúc. Trong đó, đêm ngày mùng 5 Tết, đoàn cùng với TT trụ trì chùa Di Đà và hơn 200 Phật tử có buổi đốt nến (hơn 500 hoa đăng) đầu năm cầu nguyện quốc thới dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, Phật Pháp trường tồn, chúng sanh ba cõi bốn loài sớm thoát vô minh cùng lên bờ giác.

Cũng trong dịp đầu năm, Thiền sư Ottamathara và quý Trưởng lão cấp cao được cúng dường chữ từ Cụ đồ Tiến sĩ Cung Khắc Lược – một trong Tứ trụ thư pháp Hán Nôm Việt Nam tại Thiền viện Di Đà. Truyền thống văn hóa tặng chữ đầu năm là nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Cụ đồ trí thức cao quý của đất Việt tuổi đã khoảng trăm nhưng rất sáng suốt và đầy lòng cung kính với đức Phật, với Tam bảo, với chư Tăng. Cụ không kìm nén được sự xúc động khi được đảnh lễ quý Ngài và tỏ bày mong muốn thông qua sự viếng thăm của Thiền sư Ottamathara và quý Trưởng lão góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Myanmar. Cụ gửi gắm ước mong cầu nguyện cho Chánh pháp luôn trường tồn, chúng sanh được lợi lạc, Phật Pháp luôn góp phần tác động tích cực đến tâm hồn người dân; tri nhận về việc bản thân yêu cái đẹp tỉnh thức; tán thán chánh pháp luôn tốt đời đẹp đạo và công lao hoằng Pháp không quản vất vả của những người con Phật khắp năm châu.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được: 

TN Viên Giác

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online