Hải Phòng: Đại lễ Lạc thành ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Diên Khánh (chùa Kỳ Sơn)

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 09/4/2025 (nhằm ngày 12/3 năm Ất Tỵ), tại thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra Đại lễ lạc thành ngôi Đại hùng Bảo điện và lễ húy kỵ chư lịch Đại Tổ sư khai sơn, tạo tự tại chùa Diên Khánh (chùa Kỳ Sơn). 

Quang lâm chứng minh và tham dự có HT. Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Ban Từ thiện xã hội TƯ, Trưởng ban BTS GHPGVN Thành phố Hải Phòng, Thầy Nghiệp sư của Thượng tọa trụ trì; TT. Thích Nguyên Bình, Nguyên Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN Thành phố; TT. Thích Tục Lương, Ủy viên BTS GHPGVN Thành phố, Phó trưởng BTS GHPGVN quận Lê Chân; TT. Thích Minh Hòa, Phó trưởng BTS GHPGVN Tp. Thủy Nguyên; TT. Thích Tục Nhân, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng ban Ban Nghi lễ GHPGVN Thành phố, Trưởng BTS GHPGVN quận Kiến An, trụ trì chùa Kỳ Sơn, Trưởng BTC đại lễ; ĐĐ. Thích Thanh Trường, Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN Thành phố, Trưởng BTS GHPGVN quận Hải An; ĐĐ. Thích Bản Tâm, Ủy viên BTS GHPGVN Thành phố, quận Trưởng BTS GHPGVN huyện Vĩnh Bảo, chư Tôn đức Sơn môn Tổ đình Phúc Lâm (Dư Hàng), cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài Thành phố.

Về phía chính quyền địa phương có bà Đoàn Thị Quý, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Trào; ông Phạm Đức Tô, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, cùng các ông bà đại diện cho Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Tân Trào, thôn Kỳ Sơn, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan, ban ngành đoàn thể địa phương, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đông đảo quý Phật tử, du khách thập phương, nhân dân địa phương.

Chùa Diên Khánh hay còn có tên gọi khác là chùa Kỳ Sơn, chùa được xây dựng từ thời nhà Mạc, vào thế kỷ thứ XVI, chính điện được xây dựng theo kết cấu hình chữ “Đinh”, gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung, chùa được làm bằng vật liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài. Trên đỉnh nóc chùa, chính giữa bức đại tự là bình nước cam lồ. Toàn bộ  tiền đường được cấu tạo bởi 4 bộ vì có kết cấu tương tự nhau theo kiểu vì hạ kẻ chuyền, thượng, chồng rường. Các con rường đầu được chạm nổi hình lá lật, hình bông sen cách điệu. Chính điện được xây 4 lớp bục từ thấp đến cao để đặt tượng theo lối truyền thống. Hiện nay, chùa Kỳ Sơn vẫn còn lưu giữ nhiều nhiều di vật cổ có giá trị về niên đại và mỹ thuật như tượng Tam Thế Phật được tạo tác cuối thế kỷ thứ XVIII và một số pho tượng khác tại chính điện được tạo tác từ thế kỷ thứ XIX…

Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, chùa Kỳ Sơn đã bị tiêu thổ phục vụ kháng chiến, 5 gian tiền đường đã bị dỡ bỏ làm cơ sở hoạt động cách mạng, chùa còn là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt, cũng như sự bào mòn của thời gian, lịch sử, phong sương, vũ lộ, chùa Kỳ Sơn đã bị xuống cấp trầm trọng, diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu tu học, sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của đồng bào Phật tử, nhân dân địa phương.

Ngày 12/03 năm Giáp Thìn – 2024, được sự chấp thuận của các cấp Giáo Hội, sự cho phép của chính quyền địa phương, Thượng tọa Thích Tục Nhân đã cùng Phật tử, nhân dân địa phương, tổ chức lễ khởi công động thổ xây dựng lại ngôi Đại hùng Bảo Điện chùa Kỳ Sơn. Sau đúng 1 năm khởi công động thổ, kiến thiết xây dựng, đến nay công trình ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Diên Khánh (chùa Kỳ Sơn) đã được hoàn thiện và chính thức đưa vào sử dụng, với diện tích chính điện hơn 200m2 trên tổng diện tích 2.500m2. Chùa được xây dựng theo lối cổ, kiến trúc hình chữ “Đinh”. Bao gồm: 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, mái lợp ngói mũi hài, với tổng kinh phí xây dựng gần 6 tỷ đồng, được kêu gọi từ nguồn vốn xã hội hóa, do các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, Phật tử, bà con xa quê, nhân dân địa phương phát tâm công đức.

HT. Thích Quảng Tùng ban đạo từ

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT. Thích Quảng Tùng đã nói lên vai trò của ngôi chùa trong đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt từ đời xưa cho đến ngày nay. Trong chiến tranh, chùa từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, đã có rất nhiều nhà sư cởi áo cà sa, khoác chiến bào tham gia kháng chiến. Ngày nay, chùa vừa là trường học, vừa là nơi nuôi dưỡng tâm từ bi, hạnh hỷ xả, là nơi nương tựa của chúng sinh, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Mỗi ngôi chùa mọc lên là lại thêm một cơ hội để con người “cải tà quy chính”, sống hướng thượng, hướng thiện, bỏ ác, làm lành.

Dịp này, Hòa thượng cũng tán thán công đức của Thượng tọa trụ trì, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã phát tâm công đức tịnh tài, tịnh vật, nhân lực, vât lực để có được công trình ngôi Đại Hùng Bảo Điện khang trang tố hảo như này hôm nay. Trước khi dừng lời, Hòa thượng có lời cảm ơn tới các cấp chính quyền đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ Thượng tọa trụ trì trong suốt thời gian kiến thiết, xây dựng, hoằng pháp, độ sinh.

Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức đã cùng các cấp chính cử hành nghi lễ dâng hương, bạch Phật tại chính điện chùa Diên Khánh, cầu nguyện cho Thế giới hòa bình, quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, Phật pháp trường tồn, nhân khang, vật thịnh, nhà nhà ấm no, hạnh phúc, toàn dân đoàn kết xây dựng Đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.

Thành Trung

Download Android Download iOS
[Video] Văn phòng 2 Trung ương báo cáo các công việc phụ trách về Đại lễ Vesak LHQ 2025

Sáng 17- 4, tại Trụ sở Văn phòng 2 Trung ương — Thiền viện Quảng Đức (TP. HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, cùng chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã chủ trì phiên họp Văn phòng 2 Trung ương báo cáo công việc phụ trách về Đại lễ Vesak LHQ 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đồng bào Khmer TP.HCM đón Tết Chol Chnam Thmay ý nghĩa tại Chùa Candaransi

Những ngày giữa tháng 4, trong không khí hân hoan và ấm cúng, đồng bào Khmer sinh sống tại TP.HCM đã vui đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Candaransi (quận 3). Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của cộng đồng Khmer Đông Nam Bộ, nơi gìn giữ bản sắc văn hóa tâm linh truyền thống giữa lòng thành phố hiện đại.

Hành trình thiện duyên - Tuổi trẻ đồng hành làm tượng Phật cúng dường Đại lễ Vesak 2025

Giữa không khí hướng về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, nhóm Phật tử trẻ mang tên “Hành trình thiện duyên” đã tích cực tham gia chiến dịch tôn tạo 10.000 tượng Phật cúng dường do nhóm Tâm Hoa Hạnh phát động. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và chánh tín, nhóm đã lan tỏa năng lượng tích cực và góp phần khơi dậy Bồ-đề tâm trong cộng đồng Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online