Hải Phòng: Lễ Hằng thuận đầu tiên tại chùa Lại Sơn

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 08/7/2024 (nhằm ngày 03/6 năm Giáp Thìn), tại chùa Lại Sơn (khu 6, thôn Đông Cầu, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) lần đầu tiên diễn ra lễ Hằng thuận của đôi bạn trẻ, Tân lang: Đào Duy Đức (Pháp danh - Phúc Trí) và Tân nương: Phạm Thùy Linh (Pháp danh - Tịnh An).

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ Hằng thuận có sự hiện diện của chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì một số Chùa nội, ngoại thành của TP.Hải Phòng; Sư cô Thích Diệu Ngọc - Ủy viên ban Từ thiện Xã hội GHPGVN TP.Hải Phòng, trụ trì chùa Lại Sơn, Trưởng BTC buổi lễ, cùng hai bên gia đình nội ngoại, thân bằng, quyến thuộc, bạn bè của đôi tân lang, tân nương, các em thanh thiếu niên Phật tử và đại diện Phật tử đang tu học tại chùa Lại Sơn.

 

Trước khi chính thức diễn ra lễ hằng thuận, chư Tôn đức Tăng Ni đã cùng các Phật tử, đôi tân lang, tân nương, đại diện hai bên gia đình và toàn thể đại chúng đã vân tập tại chính điện lễ Phật cầu gia bị, cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, cầu nguyện cho buổi lễ hằng thuận được thập phần viên mãn và cầu nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho đôi bạn trẻ sống hạnh phúc bên nhau đến trọn đời.

Tại buổi lễ, đôi Tân lang - Tân nương đã lắng nghe Đại đức Thích Từ Trí chia sẻ về nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của lễ Hằng Thuận trong Phật giáo. Ngoài ra, Đại đức cũng đã giảng giải về đạo lý vợ chồng mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh Thiện Sinh. Theo đó, Đức Phật đã chỉ dạy về bổn phận của người vợ và người chồng trong gia đình, 5 điều người vợ và chồng phải thực thực hành khi thành vợ, thành chồng để có một gia đình ấm êm, hạnh phúc. Đại đức đã căn dặn đôi bạn trẻ phải sống sao cho tốt, đúng với bổn phận của người làm vợ và người làm chồng, bổn phận của người con trong gia đình, bổn phận của cha mẹ đối với con cái, bên nội cũng như bên ngoại. Người chồng phải hết mực yêu thương vợ và người vợ cũng phải rất mực yêu thương chồng, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh, hay bất kỳ lý do gì, thì vợ chồng cũng phải luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc gia đình.


Bên cạnh đó, đôi bạn trẻ cũng hiểu thêm được về 6 pháp Lục Hòa mà Đức Phật đã chỉ dạy thông qua sự chia sẻ của Đại đức chứng minh. Đó là: Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung); Khẩu hòa vô chánh (lời nói hòa hợp không tranh cãi); Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui); Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu tập); Kiến hòa đồng giải (thấy biết giãi bày cho nhau hiểu) và Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia). Trước khi dừng lời, Đại đức cũng nhắc lại 5 giới căn bản của người Phật tử tại gia mà đôi bạn trẻ cần phải thực hành để có một cuộc sống gia đình an vui, hạnh phúc và chúc cho đôi bạn trẻ: “Trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê”.

Dưới sự gia hộ của mười phương chư Phật, cũng như sự chứng minh của chư Tôn đức Tăng Ni hiện tiền, đôi Tân lang - Tân nương đã làm lễ tạ ơn Tam Bảo, lễ thụ ân cha mẹ, lễ mời trà tri ân công sinh thành dưỡng dục của hai đấng song thân. Đồng thời, để thể hiện sự kính trọng, bình đẳng, tôn kính lẫn nhau trên tinh thần Từ bi - Vô ngã - Vị tha của Đạo Phật, đôi bạn trẻ đã lễ lạy nhau thông qua nghi thức: “Lễ bình đẳng”.

Một kỷ vật không thể thiếu trong mỗi lễ cưới hay mỗi buổi lễ hằng thuận, đó là đôi nhẫn cưới. Dịp này, Đại đức Thích Long Thành đã chia sẻ cho đôi bạn trẻ hiểu về nguồn gốc, xuất xứ và chất liệu tạo ra nhẫn cưới, cũng như ý nghĩa của đôi nhẫn cưới, ý nghĩa của chữ “Nhẫn” đối với hạnh phúc gia đình. “Nhẫn” ở đây được hiểu là sự nhẫn nhịn, vợ chồng phải biết nhường nhịn, nhẫn nhịn nhau, tôn trọng nhau; “Nhẫn” còn là sự tu dưỡng đạo đức và tu dưỡng phẩm hạnh. Một gia đình có được ấm êm, có được hòa thuận hay không, phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định.

Trước sự chứng minh của chư Tôn đức và sự chứng kiến của hai bên gia đình, đôi bạn trẻ đã ký vào “ Giấy chứng nhận lễ Hằng Thuận”. Sau đó, lần lượt Tân Lang và Tân Nương đã đối trước Tam Bảo, dâng lên lời phát nguyện từ sâu thẳm đáy lòng, hứa sẽ luôn yêu thương nhau, luôn tôn trọng nhau, luôn bảo vệ cho hạnh phúc gia đình được trường tồn mãi mãi và nguyện sẽ hành trì theo đúng lời Phật dạy trong kinh Thiện Sinh mà Đức Phật đã chỉ dạy, đồng thời sẽ cố gắng tu học để trở thành những người phật tử tinh tấn hộ trì đắc lực cho Tam Bảo.

Trong niềm hoan hỷ của toàn thể đại chúng, Sư cô Thích Diệu Ngọc - Trụ trì chùa Lại Sơn, trưởng Ban Tổ chức buổi lễ đã trao “Giấy chứng nhận lễ Hằng Thuận” cho đôi bạn trẻ, cùng với đó là món quà chúc phúc đầy ý nghĩa nhân sự kiện trọng đại này, chúc cho đôi bạn trẻ sống yêu thương nhau cho đến hết cuộc đời.


Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni, đôi Tân lang - Tân nương, gia đình nội ngoại hai bên, cùng toàn thể đại chúng đã cử hành khóa lễ tụng kinh “Thiện Sinh”, cầu nguyện chư Phật chứng minh, gia hộ cho đôi tân lang, tân nương được cát tường, thường lạc, luôn hạnh phúc an lành trong ánh sáng và tình thương của mười phương chư Phật.

Buổi lễ hằng thuận đã kết thúc trong không khí hoan hỷ, đầy xúc động của chư Tôn đức Tăng Ni, đại diện hai bên gia đình và toàn thể đại chúng có mặt tại buổi lễ.


Thành Trung

Download Android Download iOS
Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online