Hải Phòng: Xúc động và ý nghĩa lễ Hằng Thuận tại chùa Đỏ

PSO - Tối ngày 08/10/2022 (nhằm ngày 12/09/Nhâm Dần), tại chùa Đỏ - Linh Độ tự (phố Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) đã diễn ra buổi lễ Hằng thuận của đôi bạn trẻ, Tân lang: Bùi Tuấn Hưng (PD.Tự Phúc Quang) và Tân nương: Nguyễn Thị Kiều Hương (PD.Hiệu Diệu Minh). Quang lâm tham dự và chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của ĐĐ.Thích Trường Xuân – Trụ trì chùa Đỏ, Trưởng BTC buổi lễ, chư Tăng trong chốn trụ xứ, cùng đại diện hai bên gia đình nội ngoại, bạn bè, thân quyến của đôi tân lang, tân nương và đại diện các Phật tử đang tu học tại chùa Đỏ. Trước khi tổ chức lễ hằng thuận, đại diện hai bên gia đình đã dâng lời tác bạch, thỉnh chư Tôn đức quang lâm chứng minh và cử hành nghi lễ hằng thuận cho đôi bạn trẻ, để đôi bạn trẻ được thượng thừa công đức Tam Bảo. Sau khi lắng nghe lời thỉnh cầu của đại diện hai bên gia đình, Đại đức trụ trì đã hứa khả quang lâm và chính thức cử hành nghi lễ hằng thuận cho đôi tân lang, tân nương. Tại chính điện, chư Tôn đức chứng minh và đại diện hai bên gia đình, cùng quý Phật tử đã cử hành nghi lễ dâng hương, bạch Phật, cúng dàng Tam Bảo, cầu nguyện cho buổi lễ hằng thuận được diễn ra thập phần viên mãn. Trước khi chính thức diễn ra buổi lễ Hằng thuận, đôi bạn trẻ đã phát nguyện quy y Tam Bảo và được Đại đức trụ trì tác pháp quy y. Kể từ đây, đôi bạn trẻ đã chính thức có pháp danh và trở thành những người đệ tử của Đức Phật. Tân lang có pháp danh là: Tự Phúc Quang và Tân nương có pháp danh là: Hiệu Diệu Minh. Tại buổi lễ, đôi bạn trẻ đã được lắng nghe ĐĐ. Thích Trường Xuân huấn thị về đạo lý vợ chồng mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh. Trong đó, có 5 điều Đức Phật đã dạy hàng phật tử tại gia về bổn phận của người chồng đối với vợ và gia đình bên vợ; Bổn phận của người vợ, đối với chồng và gia đình bên chồng để có một cuộc sống gia đình an vui, hạnh phúc. Vợ chồng, con cái trong một gia đình cẩn phải biết kính trọng nhau, giữ gìn và biết vun đắp cho nhau thì mới có thể bền vững được. Theo đó, Đức Phật đã chỉ dạy như sau: 5 điều người chồng cần phải thực hiện đối với người vợ:
  • 1. Lấy lễ đối đãi nhau.
  • 2. Oai nghiêm không nghiệt.
  • 3. Cho ăn mặc phải thời.
  • 4. Cho trang sức phải thời.
  • 5. Phó thác việc nhà
Chỉ khi người chồng biết đãi, cư xử với vợ như vậy thì người bạn đời mới được yên ổn, không cần lo lắng điều gì cả. Người chồng tốt là phải đối xử tử tế với vợ, người chồng mặc dù có uy của mình nhưng không được cay nghiệt đối với vợ. Chỉ khi làm được điều này thì mới xứng đáng với lời Phật dạy. Bên cạnh đó, người vợ cũng phải thực hiện 5 việc cung kính đối với người chồng:
  • 1. Dạy trước.
  • 2. Ngồi sau.
  • 3. Nói lời hoà nhã.
  • 4. Kính nhường tuỳ thuận.
  • 5. Đón trước ý chồng.
Nếu người vợ giữ được 5 điều này thì người chồng sẽ không phải lo lắng gì cả. Ngoài ra, Đức Phật cũng dạy người chồng phải giao quyền hành cho vợ, và vợ được quyền giữ tài sản của chồng. Muốn gia đình hạnh phúc thì cả hai người phải thực hiện những điều trên để vun bồi cho tình cảm ngày càng gắn kết. Đại đức trụ trì cũng căn dặn đôi bạn trẻ về bổn phận của con cái đối với cha mẹ, cũng như bổn phận của cha mẹ đối với con cái và cách dạy dỗ con cái trong tương lai. Dưới sự gia hộ của mười phương chư Phật, dưới sự chứng minh của chư Tôn đức hiện tiền, đôi bạn trẻ đã cử hành nghi lễ tạ ơn Tam Bảo, lễ tri ân công sinh thành dưỡng dục thông qua nghi thức dâng trà mời cha mẹ. Cha mẹ của đôi tân lang, tân nương đã không khỏi xúc động khi thấy con cái mình trưởng thành và có lẽ đây cũng là lần đầu tiên cha mẹ được các con dâng chén trà tại chốn linh thiêng, trước sự chứng minh của chư tăng và sự hiện diện của bốn bên gia đình. Đây cũng là chén trà để con cái bày tỏ lòng biết ơn đối với hai đấng sinh thành đã cho các con có được hình hài, vóc dáng như ngày hôm nay. Trước khi đôi bạn trẻ trao nhẫn cho nhau, ĐĐ. Thích Trường Xuân đã làm lễ gia trì, sái tịnh đôi nhẫn cưới và giảng cho hai bạn hiểu về ý nghĩa của đôi nhẫn cưới, chất liệu làm ra chiếc nhẫn, tính chất  (đặc tính) của vàng, cũng như ý nghĩa của chữ “Nhẫn” đối với hạnh phúc gia đình. Trong đó, Đại đức nhấn mạnh đến 3 tính chất của vàng ròng. Đó là: tính trong sáng, tính bền chắc, và quý báu; tình cảm vợ chồng phải là tình cảm trong sáng, bền chắc, không bao giờ được phai nhạt, tình nghĩa vợ chồng phải luôn gắn bó, quý báu – Quý hơn tất cả những gì quý báu nhất trên cuộc đời.  Đối với chữ “Nhẫn” trong đạo Phật cần được hiểu, đó là sự nhẫn nại, sự kham nhẫn, vợ chồng phải biết nhường nhịn, nhẫn nhịn nhau, tôn trọng nhau. Gia đình có được êm ấm, hạnh phúc hay không, phần lớn là nhờ vào  sự nhẫn nhịn của người chồng và người vợ, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Mặt khác,  mỗi khi nhìn thấy chiếc nhẫn đeo trên tay sẽ nhắc nhở người vợ, người chồng phải biết nhường nhịn, nhẫn nhịn nhau. Trong niềm hoan hỷ của toàn thể đại chúng, Đại đức trưởng Ban tổ chức đã trao những món quà chúc phúc đầy ý nghĩa nhân sự kiện trọng đại này. Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:

Thành Trung

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online