Hòa hợp các nền văn hóa qua Pháp hội Vu Lan tại Malaysia

PSO - Trong khuôn khổ Hội thảo Phật giáo quốc tế tại Kuala Lumpur kết hợp Pháp hội Vu Lan, cúng dường trai Tăng và cầu siêu do Liên minh Phật giáo thế giới WAB và Hiệp hội Phật giáo Kunzang Chokhor Ling, Malaysia tổ chức từ ngày 5/8 đến ngày 7/8/2022, những hoạt động văn hóa đặc sắc đã được trình diễn thể hiện lòng hiếu khách nồng nhiệt cũng như phản ánh bản sắc văn hóa đa sắc màu của nước chủ nhà, đồng thời cũng nêu được sự gắn kết của 3 truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cang thừa được hòa hợp, thăng hoa một cách huyền diệu nhất trong mùa lễ hội này.

Malaysia là một quốc gia được đánh giá có nền văn hóa đa dạng và độc đáo bậc nhất thế giới. Tuy thuộc xứ sở Á Đông, nhưng do lịch sử phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau đã đưa đến đất nước này nhiều tộc người khác trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, v.v… và họ cũng đem theo những tín ngưỡng, văn hoá riêng của mình. Vì thế, nền văn hóa Malaysia giống như một bức tranh với nhiều mảng màu sặc sỡ đan xen lẫn nhau nhưng vẫn rất hài hòa, đáng yêu. Điều đó đã được Ban tổ chức Pháp hội đem đến cho tất cả các chư Tôn đức, Tăng Ni, Phật tử và đại biểu bằng những hoạt động văn hóa, làm món quà tặng bên cạnh những bài phát biểu trong Hội thảo Phật giáo quốc tế “Đối diện với những khó khăn trong cuộc sống - Thành tựu bằng nỗ lực chân chính” lần này.

Trong buổi tiệc đón khách ngày đầu tiên tại khách sạn Unicorn, bên cạnh những món ăn truyền thống của người Malaysia, chư Tăng Ni, Phật tử và đại biểu đến từ hơn 10 quốc gia còn được thưởng thức mãn nhãn với những tiết mục múa của các diễn viên nhí trên dưới mười tuổi trong trang phục Ấn Độ sặc sỡ, đầy ấn tượng với điệu múa cổ của Ấn Độ điêu luyện và chuyên nghiệp như những vũ công, duyên dáng trong từng động tác múa uyển chuyển, cầu kỳ, những đôi mắt to tròn được tô vẽ đậm đưa ánh mắt nhìn như muốn truyền tải nội dung câu chuyện trong mỗi điệu múa. Đặc biệt, trong điệu múa cuối cùng, bốn vũ công nhí đã hoàn toàn chinh phục khán phòng bằng điệu múa cổ Melattur, múa đứng trên bình gốm sứ. Cũng với những động tác múa cực kỳ khó nhưng được biểu diễn khi chỉ đứng trên một cái bình gốm sứ đã khiến khán phòng nổ tung bằng những tràng vỗ tay liên tục, thán phục và cổ vũ những tài năng múa dân tộc thực sự của nước nhà Malaysia.

Sau đó, các vũ công nhí đã được Ban tổ chức khen tặng và rất nhiều khán giả đến tặng quà và xin chụp hình chung.

Trong buổi đón tiếp chào mừng này, mỗi vị khách mời đều được Ngài Rinpoche Palden Nyima, Giám đốc tâm linh, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Kunzang Chokhor Ling, Malaysia tặng một khăn thiêng Khata, một nét văn hóa đặc trưng của người Tây Tạng, là thể hiện lòng tôn kính, tri ân và cũng là biểu tượng của thần lực Phật pháp gia trì cho chúng sinh.

Chương trình Pháp hội tổ chức tại hội trường (Palace of Golden Horses) Cung điện Ngựa vàng được chào đón nồng nhiệt với màn múa lân của Đội Lân Sư Rồng Malaysia. Đây là một nét đẹp văn hóa của người Á Đông, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Việc chúc mừng lễ hội, cầu chúc thịnh vượng, phát đạt, hanh thông, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà được biểu hiện qua những điệu múa đẹp mắt, cú nhảy khỏe mạnh của hai chú lân vàng, nhả những châu ngọc bằng quả ngọt, trái lành cho các vị khách mời đã làm cho toàn thể Pháp hội hân hoan, vui thích.

Chương trình Pháp hội được tổ chức vào đúng mùa Vu Lan báo hiếu, nên tất cả các khách mời và Phật tử địa phương đã có dịp dự lễ cúng dường trai Tăng và cùng trì tụng những thời kinh cầu an cho chúng sinh muôn loài, cầu cho cha mẹ hiện tiền được mạnh khỏe, sống lâu, cầu siêu cho ông bà cha mẹ, người thân đã quá vãng mau siêu sanh tịnh độ.

Ở phần cuối chương trình Pháp hội, sự có mặt của hai nghệ sĩ nổi tiếng là ca sĩ Drukmo Gyal (người Tây Tạng) và ca sĩ Phub Zam (người Bhutan) đã đưa toàn thể Pháp hội đến một cung bậc tình cảm tâm linh mới lạ. Giọng hát truyền cảm, du dương nhẹ nhàng nhưng cũng đầy nội lực đã như dẫn dắt người nghe đến với miền đất huyền thoại mênh mông đất trời tự do với những con người dũng cảm, tin tưởng vào sức mạnh của thiên nhiên, của thần Phật. Những bài hát mang âm hưởng đất trời, hơi thở của nắng gió, bão tuyết Himalaya quyện với những câu thần chú Om Mani Padme Hum, Thần chú trăm âm tịnh nghiệp được hai ca sĩ thể hiện, khuyến khích toàn thể Pháp hội cùng hòa âm đã tạo nên một Pháp lực mạnh mẽ trong tâm mỗi con người, đó là một phước lộc đức Phật ban cho chúng ta khi đến với sự kiện hội ngộ 3 truyền thống Phật giáo cực kỳ đặc biệt này.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã tổ chức cho các đại biểu đi tham quan Tháp đôi Petronas, một trong những biểu tượng văn hóa hiện đại của Malaysia và tham quan hang động Batu, nơi có bức tượng thần Murugan 42,7m (Batu Caves), là một trong những điểm văn hoá du lịch nổi tiếng của đất nước Malaysia.

Sự hội tụ của 3 truyền thống Phật giáo lần đầu tiên được Liên minh Phật giáo thế giới WAB phối hợp với Hiệp hội Phật giáo Kunzang Chokhor Ling, Malaysia tổ chức đã thực sự thể hiện được sự hòa hợp, thống nhất và tạo được sức lan tỏa mãnh liệt trong tâm tu của mỗi người con Phật cũng như tất cả những người yêu mến đạo Phật hữu duyên tại Pháp hội này. Đó là minh chứng rõ rệt nhất cho tuệ giác anh linh sáng chói của đức Phật đã tồn tại hơn hai mươi lăm thế kỷ qua và sẽ trường tồn mãi mãi với sứ mệnh lan tỏa tinh thần từ bi, bác ái của mỗi cá nhân chúng ta.

PhD. Lê Thanh Bình

Download Android Download iOS
TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ bàn giao Nhà đại đoàn kết tại thị trấn A Lưới

Chiều nay ngày 24/12/2024 nhằm ngày 24/11/Giáp Thìn, Phân ban phật tử dân tộc TƯ (PTDT TƯ) GHPGVN Phối hợp với Phân ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự GHPGVN huyện A Lưới cùng các cấp chính quyền địa phương thị trấn A Lưới tổ chức Lễ khánh thành, tiến hành bàn giao Nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình Hồ Đình Mẫn - Trần Thị Nhia (Đồng bào Pa K

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online