Kon Tum: Tổ đình Bác Ái trang nghiêm tổ chức lễ tắm Phật và chia sẻ yêu thương nhân mùa Phật đản PL.2568

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng 22/5 (tức mùng 15/4 âm lịch), Tổ đình Bác Ái đã trang nghiêm tổ chức lễ tắm Phật và chia sẻ yêu thương nhân mùa Phật đản.

Tham dự chứng minh có Đại đức Thích Đồng Tri – Trụ trì Tổ đình Bác Ái Kon Tum; Đại đức Thích Thanh Quang – Tăng thường trú Tổ đình; Phật tử Trần Thị Thuý Nga – Pháp danh Đồng Mỹ - Mạnh thường quân chương trình thiện nguyện và cùng toàn thể thiện nam tín nữ Phật tử đồng tham dự.

Đại đức Thích Đồng Tri chia sẻ nguồn gốc và ý nghĩa Lễ tắm Phật

Trước phần nghi lễ tắm Phật, ĐĐ. Thích Đồng Tri đã chia sẻ với thiện nam, tín nữ Phật tử được biết, Lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng, khi Hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và thái tử.

Là một lễ nghi có từ lâu đời và là phần thiết yếu của Đại lễ Phật đản, Lễ Tắm Phật xuất hiện rất phổ biến trong các nước Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền. Riêng tại Việt Nam, lễ nghi này thường được tổ chức vào các ngày khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày mùng 8.4 âm lịch và trãi dài trong dịp Đại lễ Phật đản mỗi năm. Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày lễ Phật đản cùng nghi thức tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam.

…Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình hướng đến một nếp sống an lạc.

Mùa Phật đản, tinh thần của những người con Phật là san sẻ yêu thương cho những hoàn cảnh khó khăn, những người già neo đơn nhằm phát huy tinh thần từ bi hỉ xả, thực hiện những việc làm “Tốt đời, đẹp đạo” phù hợp với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của Dân tộc Việt Nam. Chương trình đã tổ chức trao tặng hơn 100 suất quà đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn mỗi suất trị giá 250.000 đồng gồm nhu yếu phẩm như: gạo, mì tôm, xì dầu...

Phật tử Trần Thị Thuý Nga - Pháp danh Đồng Mỹ có đôi lời chia sẻ với bà con được nhận quà hôm nay “Món quà hôm nay chưa đủ lớn nhưng với tình cảm của Chị và các con ở phương xa gửi về rất mong bà con vui vẻ đón nhận, Chị Nga mong muốn sẽ có nhiều cơ duyên sau này trở lại chùa Tổ đình Bác Ái tiếp tục chia sẻ những phần quà để hỗ trợ phần nào những khó khăn trong cuộc sống của bà con nơi đây.

Đại đức Thích Đồng Tri chia sẻ “Đại lễ kỷ niệm ngày Đản sinh tưởng nhớ Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni - người khai sáng đạo Phật là dịp để Tăng Ni, cư sĩ, Phật tử ôn lại truyền thống “Hộ Quốc An Dân”, lan tỏa triết lý và tinh thần cao quý của Đức Phật, phát huy đạo đức, tinh thần từ bi hỉ xả, thực hiện những việc làm “Tốt đời, đẹp đạo” phù hợp với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Bằng tấm lòng từ bi, bác ái, chúng ta đã có cuộc hội ngộ hôm nay chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn với những phần quà thiết thực và gần gũi với cuộc sống hiện tại của bà con. Mỗi phần quà thay cho lời động viên, mong bà con luôn cố gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống”.

Tin, ảnh: Vạn Tùng, Trần Hữu Thọ

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online