04/10/2018 13:15

Lễ khai giảng lớp sơ cấp Phật học khóa II niên khóa 2018 – 2020

Sáng ngày 04 tháng 10 năm 2018, tại chùa Mỗ Lao – quận Hà Đông – HN đã diễn ra lễ khai giảng lớp sơ cấp Phật học khóa II niên khóa 2018 – 2020 thuộc trường Trung cấp Phật học Hà Nội.
Chứng minh lễ khai giảng có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Hòa thượng Thích Thanh Chính - Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Minh Tuấn - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Minh Tín - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội; Thượng tọa Thích Trí Như – Phó hiệu trưởng thường trực Trường Trung cấp Phật học Hà Nội; Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội; Thượng tọa Thích Tiến Thông – Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội; Ni trưởng Thích Đàm Thành - Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban ni giới BTS GHPGVN thành phố Hà Nội cùng chư tôn đức Tăng Ni thường trực BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Ban giám hiệu trường Trung cấp Phật học Hà Nội, chư tôn đức lãnh đạo BTS các quận, huyện, thị trên địa bàn thành phố, chư tôn đức nghiệp sư của các vị Tăng Ni sinh và sự tham dự 134 Tăng Ni sinh khóa II lớp sơ cấp trường Trung cấp Phật học Hà Nội.
Mở đầu chương trình, Thượng tọa Thích Trí Như – Phó hiệu trưởng thường trực Trường Trung cấp Phật học Hà Nội đã đọc diễn văn khai mạc, nói lên ý nghĩa của việc mở ra lớp sơ cấp Phật học để đào tạo tăng tài. Theo Thượng tọa “Người xuất gia theo đạo Phật không chỉ lo cho sự giải thoát, giác ngộ của bản thân mình, mà giác tha là một nhiệm vụ cao cả thiêng liêng mà những bậc chân tu luôn đau đáu trong lòng. Bởi vậy công tác đào tạo tăng tài “tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức” luôn là nhiệm vụ hàng đầu được chư tôn đức trong BTS GHPGVN thành phố Hà Nội và Ban giám hiệu trường Trung cấp Phật học đặc biệt quan tâm…Người phát tâm xuất gia đã khó mà giữ vững được chí nguyện xuất gia ấy lại càng khó hơn. Muốn cho cây phát triển tốt, sau này hoa trái nảy cành nhất định phải chú trọng từ hạt giống, từ chồi non. Cũng vậy, người sơ tâm xuất gia mà không được học hành chỉ dạy đến nơi đến chốn thì khó bề thành đạt”. Qua đó Thượng tọa cũng mong rằng dưới sự hướng dẫn chỉ dạy hết lòng của Ban giám hiệu nhà trường, các vị Tăng Ni sinh hãy phát tâm dũng mãnh để hoàn thành khóa học tốt nhất.
Sau đó, Đại đức Thích Trí Thuần – Chánh văn phòng trường Trung cấp Phật học Hà Nội đã đọc báo cáo công tác tuyển sinh tổ chức đào tạo lớp sơ cấp khóa II (2018 – 2020) tới toàn thể hội chúng.
Theo đó, tổng số Tăng Ni sinh sơ cấp khóa II là 134 vị, chia làm 3 lớp học: tại chùa Mỗ Lao có 59 vị, tại chùa Bà Đá có 51 vị, tại chùa La Gián (Sơn Tây) có 24 vị. Đối tượng tham dự lớp sơ cấp Phật học chủ yếu là hình đồng mới hoàn tất thủ tục xuất gia. Người mới sơ tâm xuất gia cần được dạy bảo, hướng dẫn về uy nghi phép tắc, các thời khóa tụng niệm cơ bản của thiền gia…nhưng cũng cần có sự kèm cặp thường xuyên của Thầy Tổ. 
Thời gian học Sơ cấp là 2 năm, thời lượng học dựa trên thời gian thực tế Tăng Ni sinh lên lớp. Năm thứ nhất Tăng Ni sinh sẽ được học Phật học căn bản, văn thỉnh chuông hiến cúng trai, uy nghi cảnh sách quốc ngữ, hướng dẫn nghi thức khóa lễ Sáng – chiều 3, lược sử Phật giáo Ấn Độ, Hán Văn sơ cấp sau đó thi hết môn. Năm thứ hai các bộ môn sẽ được học đó là Tỳ Ni Nhật Dụng, Hán Văn sơ cấp, Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư (phần 1), Phật pháp căn bản (phần II), lược sử Phật giáo Việt Nam, hướng dẫn ôn tập để thi hết môn. Tổng số mỗi năm học khoảng 450 tiết, mỗi buổi 5 tiết với khoảng 90 buổi học. 
Trong không khí hân hoan của lễ khai giảng, Thượng tọa Thích Minh Tín đã đánh những hồi trống khai trường như báo hiệu cho toàn thể tăng, ni sinh biết khóa II đã bắt đầu, đòi hỏi các tăng ni sinh cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công tác tu học để có thể làm lợi lạc tự thân, góp phần xây dựng Giáo hội và đem lại lợi lạc cho chúng sinh.
Tiếp theo, Tăng sinh Quang Hiếu đã đại diện cho 134 Tăng Ni sinh lớp sơ cấp đối trước chư tôn đức chứng minh và chư tôn đức Ban giám hiệu nhà trường dâng lời phát nguyện tu học tinh tấn, quyết tâm hoàn thành khóa học xuất sắc nhất.
Nhân dịp này, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có lời đạo từ tới đại chúng, bày tỏ niềm vui mừng khi Phật giáo Hà Nội đang làm công việc “tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”. Hòa thượng chúc mừng các vị nghiệp sư đã phát bồ đề tâm vì sự hoằng truyền chính pháp của Đức Thế Tôn mà kham nhẫn tiếp độ cho những thiện nam tín nữ xuất gia. Hòa thượng ôn lại năm 1981, hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc rất nhiều bài tham luận được đăng kỷ yếu đều nhắc về vấn đề “tre già măng mọc”, lúc đó lo nhất là Phật giáo phía Bắc, bởi phía Bắc chùa thì nhiều, Tăng lại ít mà lại chỉ có lớp Tăng già. Nhưng 37 năm qua, Phật giáo Việt Nam đã vươn lên, đặc biệt Phật giáo phía Bắc đã phát triển rất mạnh. 
Sau đó, Hòa thượng cũng nhắc lại sự kiện Hà Nội và Hà Tây sát nhập tới nay đã là 10 năm, đồng thời bày tỏ niềm hoan hỷ trước sự phát triển của Phật giáo miền Bắc nói chung và Phật giáo Hà Nội nói riêng “Năm 1986, mùa an cư năm đó, tôi trở về văn phòng Bà Đá để giúp việc cho BTS sau khi tốt nghiệp Học viện Quán Sứ. Lúc đó, chưa được đầy 60 vị sư an cư. Mà chỉ có 3 Đại trưởng lão với 3 vị Tăng trẻ chúng tôi đó là Hòa thượng Trấn Quốc, Hòa thượng Đơ Thao, Hòa thượng Bà Đá. Năm sau có thêm Hòa thượng Khuyến Lương. Còn lớp trẻ có thầy Thanh Nhã bây giờ, thầy Thanh Ngọ và tôi. Nhưng cho tới bây giờ, chúng ta có trên 2000 Tăng Ni là điều đáng mừng. Hôm nay, có 134 búp măng, búp sen đang mọc. Trong Kinh Tuổi Trẻ, Đức Phật đã lấy 4 ví dụ: chú tiểu nhỏ, con rắn nhỏ, hoàng tử nhỏ và đốm lửa nhỏ. Vị Sa di nhỏ nếu được sự chăm sóc uốn nắn dạy dỗ của người thầy kết hợp với sự nỗ lực của bản thân thì vị sa di đó sau này sẽ trở thành bậc đại trưởng lão, trở thành các vị cao tăng. Vị hoàng tử nhỏ nếu được chăm sóc sau này sẽ trở thành vị hoàng đế anh minh. Con rắn nhỏ nếu được chăm chút sau này sẽ khai thác được nọc làm thuốc, nhưng nếu không cẩn thận có thể trở thành con mãng xà hại người. Đốm lửa nhỏ nếu không cẩn thận sẽ thiêu trụi khu rừng và hàng ngàn vạn hecta đất. Do đó, tuổi trẻ ngay khi còn nhỏ rất cần có sự chăm sóc, kèm cặp, dạy dỗ. Cách đây 50 năm, chúng tôi cũng như các vị Tăng Ni sinh, nhưng do bản thân tu học mới được như ngày hôm nay”.
Qua đây, Hòa thượng cũng chia sẻ về những khó khăn vất vả của các vị nghiệp sư đang trong quá trình nuôi dạy các hình đồng. “Ngày xưa khi các thầy dạy chúng tôi, lúc đó các Ngài già rồi, mà xã hội cũng chưa bị ảnh hưởng bởi những văn minh tân tiến của thời đại công nghệ, cuộc sống còn nghèo nàn nên con người cần cù hơn, chúng tôi cũng không bị tha hóa tâm, các Ngài dạy chúng tôi cũng dễ hơn. Nhưng nay cuộc sống hiện đại, công nghệ phát triển, cho nên người thầy phải dạy đệ tử khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng với tâm tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, mong tất cả các nghiệp sư nếu đã độ đệ tử hãy dạy dỗ tới nơi tới chốn. Người nghiệp sư hãy mang giới đức của Phật ra để cho người đệ tử thụ trì và giữ gìn. Bản thân ta phải là tấm gương để người đệ tử noi theo, hơn nữa hãy cố gắng chăm sóc quan tâm đệ tử, hết lòng phối hợp cùng với nhà trường kèm cặp dạy dỗ đệ tử bởi nhà trường chỉ là một phần thôi còn sự dạy dỗ của thầy nghiệp sư mới là chính”.
Hòa thượng cũng cảm ơn Ban giám hiệu đã vì sự nghiệp giáo dục của Phật giáo mà cố gắng, bởi công tác giáo dục là vô cùng khó khăn vất vả, mà quý chư tôn đức Tăng Ni đã hi sinh để làm việc. Đây chính là việc “thiệu long thánh chủng”. Hòa thượng mong “quý vị trong Ban giám hiệu hãy tự hào về nền giáo dục thủ đô của chúng ta đầy tri thức, rất chặt chẽ và có trình độ. Mong Ban giám hiệu và các vị văn phòng của 3 lớp sơ cấp hãy cử ra một ban chuyên trách, phải giữ đúng nề nếp quy củ của Phật giáo miền Bắc, dạy dỗ các hình đồng từ những điều căn bản nhất. Với các vị thầy giảng sư, chúng tôi đề nghị giáo trình của Ban giám hiệu nhà trường sẽ soạn chung, vị thầy nào giảng dạy ở 3 lớp cũng đều dạy quyển sách đó để không bị mang tư tưởng khác, nhất nhất phải theo truyền thống Phật giáo Thăng Long xứ Đoài. Tôi cũng mong quý vị trong Ban giám hiệu nghiên cứu kinh tạng Nikaya, bởi kinh tạng Nikaya dễ học, nhất là Kinh Pháp Cú là kinh căn bản”.
Đối với các vị Tăng Ni sinh lớp sơ cấp, Hòa thượng sách tấn “mình phát bồ đề tâm xuất gia thì phải giữ tâm kiên cố, tu tới nơi tới chốn, học kinh Phật phải chuẩn xác. Các con bỏ cha mẹ đi thì phải coi thầy như cha mẹ. Các thầy cũng phải coi các con như con của mình, thầy trò thương nhau. Trò phải nghe thầy, phụng sự Phật hầu thầy. Các con đi vào nhà trường thì phải tuân thủ nội quy của nhà trường, luôn giữ giới luật trong từng oai nghi đi đứng nằm ngồi”. Cuối cùng, Hòa thượng mong muốn nhà trường, nghiệp sư và các tăng ni sinh tuy 3 mà là 1, tất cả phải cùng nhau kết hợp nỗ lực phát bồ đề tâm tinh tiến, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức để xây dựng nền giáo dục Phật giáo vững mạnh, phát triển.
Chùa Bằng
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online