TP.HCM: Lớp đào tạo trà sư của Phật tử Niệm Từ, lần đầu tiên ở Việt Nam sắp khai giảng

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng nay ngày 06/8/2025, tại TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác mở lớp đào tạo về trà sư giữa Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh và Học viện Đào tạo Trà sư Quốc tế Master Tea Global của nữ Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Học viện Đào tạo Trà sư Quốc tế và TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP, Hồ Chí Minh ký kết mở khoá học về trà sư (ảnh HCMUSSH)

Đây là sự kiện không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới mà còn là minh chứng cho cam kết sâu sắc đối với việc phát triển và bảo tồn văn hóa trà Việt Nam. Mục tiêu buổi lễ kí kết nhằm xây dựng và phát triển các chương trình nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu và tập huấn kỹ năng, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về văn hóa - nghệ thuật trà và đào tạo ra các trà sư không chỉ biết pha trà, thưởng trà mà còn am hiểu sâu về văn hóa trà đạo Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc giáo dục thế hệ trẻ - những người sẽ tiếp tục mang câu chuyện văn hóa trà Việt Nam ra thế giới.

Toàn cảnh buổi lễ ký kết (ảnh HCMUSSH)

Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Học viện Đào tạo Trà sư Quốc tế Master Tea Global cho biết, học viện là đơn vị tiên phong đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình xây dựng và phát triển các thế hệ theo nghiệp trà sư tại Việt Nam, đồng thời góp phần lan tỏa văn hóa trà Việt vươn tầm thế giới. Sau khi khi tốt nghiệp, các học viên sẽ trở thành một đại sứ văn hóa trà Việt, giúp lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm (ảnh HCMUSSH)

Theo Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, trong thời gian đầu, Học viên Đào tạo Trà sư Quốc tế sẽ đào tạo trà nghệ sư ở các hệ Sơ cấp (Học viên dễ dàng nhận biết các loại trà cơ bản trong hệ thống phân loại: trà xanh, bạch trà, hồng trà, thanh trà, trà đen... và nắm vững một số đặc điểm đặc trưng của từng loại trà); Hệ đào tạo Trung cấp (Học viên có khả năng nhận biết các phẩm trà trong cùng một loại, xác định sự giống nhau và khác biệt giữa chúng); Hệ đào tạo Cao cấp (Học viên phát triển khả năng nhận biết định mức chất lượng của các loại trà. Họ có thể đánh giá sự đa dạng và chất lượng trong từng dạng trà); Sau khi hoàn thành 3 học phần phần đào tạo trà nghệ sư, bình phẩm trà để hiểu rõ về trà. Các học viên nếu muốn học để trở thành trà sư sẽ học tiếp tại Trường nghệ thuật Trà Lục Vũ (Đài Loan, Trung Quốc).

Thẩm định trà (ảnh NVCC)

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được nhận chứng chỉ quốc tế đào tạo về trà, mở ra nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan ngoại giao, mở tiệm trà, mở xưởng sản xuất trà, hoặc giảng dạy về trà, nghiên cứu về văn hóa - lịch sử trà Việt. Song song với chương trình đào tạo lý thuyết, kỹ năng, khóa học cũng sẽ tổ chức thêm các hội thảo và tọa đàm khoa học, giao lưu kết nối chủ đề văn hóa trà với các bạn bè quốc tế, chuyên gia nước ngoài.

TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP, Hồ Chí Minh (ảnh HCMUSSH)

TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP, Hồ Chí Minh cho hay: “Hiện tại nhiều sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường, việc bổ sung thêm nội dung về trà đạo vào môn học cũng sẽ mở rộng thêm các chương trình giao lưu văn hóa đối với sinh viên của trường nói chung và các sinh viên nước ngoài có thêm cơ hội học tập, nghiên cứu để hiểu thêm về văn hoá trà Việt, góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa trà Việt Nam ra thế giới, xây dựng một cộng đồng yêu trà và hiểu biết sâu sắc về văn hóa trà Việt Nam”.

Hai bên cùng nhau kí kết hợp tác (ảnh HCMUSSH)

Tại buổi lễ, sau khi thảo luận, trao đổi, hai bên đã cùng thống nhất kí kết hợp tác với các nội dung cụ thể như sau: Tổ chức các chương trình đào tạo có cấp giấy chứng nhận về trà nghệ và văn hóa Việt Nam; Tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học về chủ đề văn hóa trà; Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng về nghệ thuật trà; Xây dựng lớp học mẫu cho 15 viên chức và người lao động của Trường ĐH KHXH&NV; Trong khóa đầu tiên, HV Trà Sư cấp 03 học bổng miễn phí cho lớp sơ cấp/trung cấp. Sau đó, cấp học bổng 10% học phí lớp sơ cấp/trung cấp cho bất kì học viên/sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV; Thúc đẩy các hoạt động hợp tác cùng có lợi khác.

Phật tử Niệm Từ bén duyên với trà từ hơn 30 năm trước (ảnh NVCC)

Hơn 30 năm trước, Phật tử Niệm Từ - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm “bén duyên” với trà và hình thành tình yêu với hương vị, nghệ thuật thưởng trà. Cùng từ đó, chị miệt mài trên hành trình lưu giữ, nâng tầm giá trị trà Việt. Từ những chuyến đi đến vùng trồng chè nổi tiếng để tìm hiểu, sưu tầm tinh hoa nghệ thuật trà khắp thế giới

 Trải qua quá trình học hỏi bền bỉ, chị nhận tấm bằng Trà sư Quốc tế Trường nghệ thuật Trà Lục Vũ (Đài Loan, Trung Quốc) và Trà Nghệ sư Cao cấp danh giá. Chị dành trọn niềm đam mê cho trà không vì mục đích kinh doanh, mà để chia sẻ kiến thức đã học và tích lũy trong hơn 30 năm. Chính tư tưởng này đã thúc đẩy Trà sư xuất bản 2 sách "Trà Duyên" và "Tâm Trà Diệu Bảo," nhằm tặng cho cộng đồng yêu trà.

Ấm Tử Sa không chỉ là ấm pha trà mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật, văn hoá (ảnh NVCC)

 Với Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, ấm Tử Sa không chỉ là ấm pha trà mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật, văn hoá. Đó là lý do chị cất công sưu tầm và lưu giữ hơn 1.000 bộ ấm chén Tử Sa với nhiều kiểu dáng và niên đại khác nhau - mang tên “Tâm trà Diệu Bảo”. Chị là người phụ nữ Việt Nam duy nhất trên thế giới lần lượt chinh phục các kỷ lục Việt Nam, Châu Á và Thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” - Bộ sưu tập ấm chén tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất Thế giới.

Hệ sinh thái của của Học viên Đào tạo Trà sư Quốc tế Master tea Global 

Cũng từ tình yêu và tâm huyết ấy, Học Viện Trà Sư Quốc Tế ra đời để mọi người đam mê trà có cơ hội nghiên cứu và học tập. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, đại diện Học viện trà sư quốc tế, đã ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với Trường nghệ thuật Trà Lục Vũ (Đài Loan, Trung Quốc) về việc tiếp nhận, các thành quả công nghệ, của trường trà Lục Vũ, để thực hiện công nghệ và phát triển trà tại Việt Nam.

Ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với Trường nghệ thuật Trà Lục Vũ (Đài Loan, Trung Quốc) (ảnh NVCC)

Đi qua bao thăng trầm cuộc sống, với hớn 30 năm gắn bó, đến giờ, chị vẫn giữ tình yêu nguyên vẹn với trà và ấm. Chị đã và sẽ không dừng lại trên hành trình lan tỏa, nâng tầm giá trị trà Việt và văn hóa Việt. 

Đại diện 2 bên chụp hình lưu niệm (ảnh HCMUSSH)
Buổi lễ kí kết thành tựu viên mãn (ảnh HCMUSSH)

Diệu Tâm

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online