Nghệ An: Trao bằng công nhận cho 1317 Gia đình Phật tử văn hoá

Nghe đọc bài:

PSO - Trong chuỗi sự kiện của lễ hội Quán Âm Nam Hải năm 2024 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu) đã diễn ra hàng loạt các sự kiện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, trong đó có lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Văn hóa - Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An. Tại buổi lễ này, 2 Ban cũng đã công bố đề án Gia đình Phật tử văn hóa với những quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục hồ sơ công nhận.

Theo đề án quy định, nhằm phát huy nét đẹp truyền thống của gia đình có niềm tin Phật pháp và hướng tới phong trào xây dựng Gia đình Phật tử văn hóa, đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà nhà nước quy định, tạo nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển bền vững, chính tín, kiên định, xứng đáng là những gia đình Phật tử thuần thành hộ trì Tam bảo. Trên cơ sở các tiêu chí gia đình Phật tử văn hóa theo Quy chế của Ban Văn hóa - Ban Hướng dẫn Phật tử như sau:

Tiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người Phật tử

a) Gương mẫu thực hiện oai nghi, phép tắc, bổn phận và nghĩa vụ của người Phật tử:

b) Tham gia tu học tại các cơ sở trực thuộc đầy đủ nửa tháng 1 lần, các khoá tu định kỳ.

c) Tích cực hoạt động Phật sự, xây dựng đoàn kết cộng đồng Phật giáo, tham gia hộ trì tam bảo.

d) Vào các ngày lễ lớn như Đại lễ Vesak, Vu Lan mỗi Gia đình cần phải treo cờ Phật giáo. Nếu có điều kiện nên lập lễ đài Phật đản.

e) Mỗi tháng ăn chay ít nhất 4 ngày : 30,1,14,15 và đến chùa tụng kinh hành lễ sám hối.

f) Cần giữ 5 giới đã thọ, học và thực hành theo Bát chánh đạo.

g) Tích cực tham gia trong các công tác từ thiện: cứu trợ, giúp đỡ các gia đình gặp thiên tai, bão lụt; chăm sóc người già cả, neo đơn, không nơi nương tựa; nuôi dưỡng trẻ mồ côi; khám chữa bệnh, tham gia tuyên truyền về các căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, hiến máu nhân đạo để thể hiện tấm lòng từ bi của những người con Phật.

h) Không tham gia vào các tổ chức mê tín dị đoan, phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp, làm cầu nối cho mọi giới mọi lứa tuổi tiếp cận với đạo Phật.

2. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:

a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước.

b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương.

c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tang sự, hỷ và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia phòng chống các loại tội phạm.

d) Tham gia thực hiện đầy đủ phong trào thi đua, hội họp ở cộng đồng.

3. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng

a) Vợ chồng bình đẳng, không có bạo lực gia đình, sinh con đúng quy định, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

b) Gia đình nề nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống.

c) Nhà ở ngăn nắp, khuôn viên xanh-sạch-đẹp; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết tương trợ xóm giềng và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.

4. Ổn định kinh tế gia đình

a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.

b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng.

c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.

Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình Phật tử văn hóa”

1. Trình tự, thủ tục:

a) Hộ gia đình Phật tử đăng ký xây dựng “Gia đình Phật tử văn hóa” với Trụ trì các cơ sở tự viện mà mình sinh hoạt.

b) Trụ trì cơ sở tự viện họp bình bầu với đạo tràng Phật tử tại địa phương để bình bầu đánh giá.

c) Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở cơ sở tự viện, Trụ trì đề nghị Trưởng Ban Văn Hoá GHPGVN cấp tỉnh ra quyết định công nhận “Gia đình Phật tử văn hóa” 1 năm.

Thời gian giải quyết là mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Trụ trì đề nghị Trưởng Ban Văn Hoá GHPGVN cấp tỉnh ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình Phật tử văn hóa tiêu biểu” nếu đạt 3 năm “Gia đình Phật tử văn hóa”.

Cũng ngay tại buổi lễ, 1317 Gia gình đã được trao tặng công nhận “Gia đình Phật tử văn hóa” theo đúng các tiêu chí và trình tự trên nên tạo thành chất lượng phong trào xây dựng gia đình Phật tử văn hóa ngày càng nâng lên cả về số lượng và chất lượng. 

Được biết, tính đến thời điểm hiện này toàn tỉnh Nghệ An có 1.825.980 người là tín đồ (225.980 người đã Quy y Tam bảo; 1.600.000 người có tín ngưỡng niềm tin với đạo Phật).

Phật giáo Yên Thành

Download Android Download iOS
Hà Giang: Phật giáo Vĩnh Long tặng 4 căn nhà và hỗ trợ hơn 500 triệu đồng đến đồng bào huyện Xín Mần bị ảnh hưởng mưa lũ

Trong hai ngày 17 và 18/10/2024, phái đoàn BTS PG tỉnh Vĩnh Long, do HT.Thích Lệ Lạc, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng 4 căn nhà cùng hơn 500 triệu đồng đến đồng bào và hoc sinh xã Pà Vầy Sủ huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online