18/05/2018 10:45

Nghĩ về tháng năm rực rỡ trong đời mỗi người

GN - Thi thoảng tôi vẫn hay ngồi nghe những câu chuyện của bạn bè, người thân thương, họ ngồi kể và thường kể nhiều về một trong hai chuyện: hoặc rất buồn, hoặc rất vui.

Nghĩ về tháng năm rực rỡ trong đời mỗi người Là tháng năm này, hiện tại đây chứ đâu?

Có lẽ những gì vui nhứt hay buồn nhứt sẽ lưu lại trong lòng mỗi người nhứt. Thầy giáo hồi phổ thông của tôi từng xác tín một cách khét lẹt thế này: “Để học trò nhớ mình thì hoặc người thầy thiệt giỏi, không thì thiệt khó (ý thầy là nghiêm khắc)”, và thầy phủ nhận vế đầu, để rồi quả quyết chọn vế sau! Mà quả thiệt như vậy, bây giờ về trường xưa, nhắc tới thầy cô nghiêm, ai cũng nhớ thầy và kể về những lần “đụng độ” với một niềm hoan hỷ.

Trở lại chuyện buồn vui của mỗi người, thực ra ai cũng từng, quan trọng là mình đã nhớ về nó như thế nào! Nhớ về niềm vui cũ để so sánh và không hài lòng với hiện tại (cũng vui) thì mình sẽ đánh mất niềm vui đang có vì thấy không hài lòng, tiếc nuối. Nhớ về nỗi buồn xưa để ôm mối sầu và nỗi hận đến mức không nguôi và thôi thúc thành hành động trả thù người gây ra chúng hoặc vô duyên hơn là... trả thù đời vì không muốn ai có niềm vui, hạnh phúc khi mình từng không có, đến giờ vẫn chưa có vì chưa hề quên!

Người hiểu rõ nhân-duyên-quả thì buồn hay vui đều là tháng năm rực rỡ vì mọi biểu hiện ấy đều giúp mình trưởng thành, giúp mình có cơ hội tiếp xúc với chính mình để thấy: ta còn dính mắc hay thực đã thong dong, đã sống tùy duyên, trân trọng mọi thứ đến với mình? Người thấy nhơn-quả thì vui buồn gì cũng có thể thốt lên “cảm ơn rất nhiều”: niềm vui này, nỗi buồn kia đã dạy tôi a, b, c, d... (với những giá trị tốt lành nào đó).

Trong đạo Phật có khái niệm “nghịch tăng thượng duyên” để chỉ về những nỗi khổ mình trải qua đã thôi thúc cho mình sống tử tế, mạnh mẽ, thấy đời mầu nhiệm quá chừng! Nhờ bất như ý đó đã sản sinh ra một thực-thể-mình có khả năng hiểu và thương, chịu đựng và tha thứ, có thể buông bỏ một cách dễ dàng vì biết rõ điều đó/người đó không cùng chung hướng đi mà đòi đi chung chỉ làm khổ nhau thôi...Tất nhiên, nhờ hiểu vậy nên vẫn cảm ơn tháng năm rực rỡ được cùng đi một đoạn trong sự xê dịch, cố gắng thay đổi để cho phù hợp (với nhau) giữa mình và họ. Và nỗi buồn kiểu vậy, quan sát nỗi buồn trong tâm thế đó thì nỗi buồn đó cũng long lanh lắm, tháng năm đó cũng rực rỡ vô cùng, không khác những ngày tươi vui nào khác.

Nói về tháng năm rực rỡ, nhiều người hay nghĩ về tuổi trẻ, bởi nhiều sức khỏe và nhiều trải nghiệm mới mẻ! Tôi không nghĩ vậy, bởi bất cứ ngày nào mình sống đều là một, là riêng, là thứ nhứt (như Xuân Diệu nói). Nên cứ sống trọn lòng với hiện tại thì ai hỏi mình tháng năm rực rỡ của anh chị, cô chú, của bạn là, thì có thể vui vẻ trả lời: là tháng năm này, hiện tại đây chớ đâu? Trả lời vậy rất đúng với tinh thần “an trú hôm nay”, và chắc chắn sẽ “hạnh phúc liền giây phút này”, để thương ai cũng y như thuở mới yêu đầu…

Lưu Đình Long

Nguồn: www.giacngo.vn

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

TP.HCM: Lễ Húy nhật lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh

PSO - Sáng 20/7 (tức ngày 26/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Hạnh (phường Phước Thắng, TP.HCM), Thượng tọa Thích Đồng Sỹ, trụ trì chùa Giác Hạnh đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhựt lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh và hiệp kỵ chư vị Hòa thượng ân sư – cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đồng Huy và cố Trư

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online