Pháp đàm “Phật đản bốn phương” trong khóa tu “Tỏa ngát hương đàm lần 2”

Nghe đọc bài:

PSO - Tối ngày 12/05/2024 (nhằm ngày 05/04/AL) nằm trong chuổi sự kiện khóa tu “Tỏa ngát hương đàm lần 2, chư Tôn đức Phân Ban PTHN TW đã có buổi pháp đàm chủ đề: “Phật đản bốn phương”. 

Buổi pháp đàm mang lại những xúc cảm sâu lắng thông qua lời dẫn điều phối của thầy Thiện Hưng và quý thầy quý cô, quý Phật tử giao lưu.

Từ Đức Quốc, thầy Quảng Thức đã trần tình. Thầy qua Đức đã gần một năm, mọi sinh hoạt dường như mới mẽ. Thầy nhớ Việt Nam, nhớ những khi mùa Phật đản trở về, trong lòng rất huân hoan chào đón ngày Đản sanh. Năm nay thầy đón Phật đản tại Đức Quốc có những điều giống tại Việt Nam nhưng cũng có những việc cần phải uyển chuyển để phù hợp với bản xứ.

Ni sư Đàm Trà chia sẻ không khí Phật đản tại Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Ni sư đã nêu ra cách tổ chức Phật đản tại quê nhà từ khi lên dự án, thực hiện và tiến hành đón lễ rất chi tiết. Thông qua lời dẫn chuyện của Ni sư, người nghe có cảm giác như chính mình đang được hòa quyện vào công tác tổ chức Phật đản đón chào Bậc vĩ nhân ra đời. Điều vô cùng hoan hỉ cho Phật giáo nước nhà đó là Giáo hội Phật giáo Hà Nội năm nay tổ chức lễ Phật đản tập trung nơi mãnh đất rộng 52.000m vuông.

Sư Định Phúc cho biết, truyền thống Phật giáo Nam Tông đón mùa Phật đản. Thường các chùa tổ chức thọ hạnh đầu đà tức thức trọn đêm, không nằm, không dựa và tham thiền, tụng kinh, chiêm bái xá lợi, hái hoa trí huệ, gieo duyên học Phật, luận đạo, kinh hành,... tất cả những thiện lành đó để gieo duyên lành giải thoát...

Phật tử Trần Minh Trí Pháp danh Quảng Thông - Hội Phật tử VN tại Singapore,  chia sẻ Trong các ngày lễ này các chùa và quý Phật tử cầu kinh; ăn chay; phóng sinh và “tắm” cho tượng Phật - một tục lệ bắt nguồn từ truyền thuyết Phật nhi được tắm dưới vòi nước phun ra từ miệng chín con rồng sau khi được sinh ra. Những nghĩa cử cao đẹp này được cử hành tại các đền chùa Phật giáo và còn được biết đến với tên gọi là Dana. Ngoài ra các Phật tử người Việt cũng tham dự các khóa tu, tham gia các lễ hội tại các chùa nơi bổn xứ.

Sư cô Giác Lệ Hiếu – Trụ trì chùa Việt Nam tại Hàn Quốc chia sẻ. Phật giáo Hàn Quốc chọn ngày lễ Phật đản làm ngày lễ chung của quốc gia. Thường trong ngày Đại lễ, quý Phật tử dâng lục cúng gồm: hương, đèn, hoa và một số loại quả. Họ cũng tổ chức lễ đánh trống và đánh chuông với ý nghĩa là làm cho người dân nhận ra lỗi của mình. Ngoài ra, còn có Lễ Tắm Phật với ý nghĩa làm sạch mọi phiền toái và rắc rối của con người. Cộng đồng người Việt Tại Hàn cũng về chùa làm công quả, dự lễ tắm Phật, tất cả đều cùng tâm nguyện trong sáng dâng lên cúng dường Đức Phật và mong có cuộc sống bình an nơi xa xứ.

Thầy Đức Trí – Trụ trì chùa Đại Nam tại Nhật Bản chia sẻ: Tại Nhật Bản đầu tháng tư có mùa lễ hội hoa và lễ hội Phật đản cũng được tổ chức trong thời gian này (thường rơi vào ngày mùng 8/04/DL). Trước đây thì Nhật Bản tổ chức lễ Phật đản vào tháng âm lịch như Việt Nam, Trung Hoa... nhưng đến thời Minh Trị thì lấy ngày dương lịch tổ chức lễ Phật đản. Hiện nay các chùa lớn tại Nhật Bản tổ chức lễ Phật đản lớn còn các chùa nhỏ thì chỉ làm lễ tưởng niệm ngày Phật đản. 

Hiện tại tại Nhật Bản, sự hiện diện của ngôi chùa Việt ngoài việc là nơi sinh hoạt tâm linh còn là mái nhà chung của cộng đồng. Vào tháng tư thì chùa Đại Nam có tổ chức Phật đản với sự tham gia của chư Tôn đức và hơn 500 Phật tử. 

Sau hơn 60 phút, buổi pháp đàm đã khép lại mang nhiều ấn tượng và cảm xúc, đại chúng vô cùng hoan hỉ khi được biết thêm nhiều thông tin bổ ích cho chính mình.

Tiểu ban TT-TT Phân ban PT Hải ngoại TƯ

 

 

 

 

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online