Ấn Độ: Thabarwa VN tặng 20 giếng nước tại Bồ-đề-đạo-tràng

Nghe đọc bài:

Được sự hướng dẫn trợ duyên của Thiền sư Ottamathara, Thiện nguyện Thabarwa VN đã tặng 20 giếng nước đến bà con Ấn Độ nghèo tại các làng xung quanh khu vực Bodhgaya từ tháng 5-6/2024 DL.

Bồ Đề Đạo Tràng là Thánh địa có ý nghĩa đặc biệt với tất cả Tăng Ni và Phật tử Quốc, vì đánh dấu sự kiện liên quan cuộc đời Đức Phật Thích Ca thành đạo bên bờ sông Niranjana (hiện là thành phố nhỏ thuộc quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ). Cội Bồ Đề nơi Phật Bổn Sư thành đạo đã đi vào lịch sử và mang đến nhiều giá trị tâm linh lớn cho Ấn Độ và nhân loại. Ngoài ra, trọng điểm ở Bodh Gaya còn là đền Mahabodhi (tháp Đại Giác), cao 52 m; cùng 3 thánh địa Phật Giáo nữa: Vườn Lâm Tỳ Ni (Đức Phật Đản sinh); Lộc Uyển (Đức Phật chuyển pháp luân); Câu Thi Na (Đức Phật nhập Niết-bàn); gàn đó còn có núi Tượng đầu - nơi Đức Phật từng tu khổ hạnh trong 6 năm. Năm 2002đền Mahabodhi được công nhận là Di sản thế giới.

Hiện nay, tại Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), thị trấn nhỏ nằm ở phía Đông Nam bang Bihar, nhờ ân đức Phật mà trên 2600 năm, khách thập phương khắp Đông Tây hàng năm trải nghiệm đến Bodh Gaya khiến du lịch Bồ Đề Đạo Tràng đứng hàng đầu châu Á, với hàng triệu tín đồ hành hương. Bodh Gaya được so sánh như là nơi mang đến hòa bình cho “Liên Hợp Quốc Phật giáo” bởi rất nhiều chùa của các quốc gia khác nhau cùng chọn nơi đây để xây dựng và cộng tu, không phân biệt hệ phái, văn hóa,  như: Việt Nam, Myanmar, Bhutan, Đài Loan, Tây Tạng, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka,  Thái Lan, Nepal, Campuchia, Lào,…

Trì bình khất thực là một trong những sinh hoạt thường ngày của Thế Tôn và các đệ tử xuất gia gieo duyên cho đại chúng và làm phương tiện duy trì sắc thân. Người tu tuy không trực tiếp làm ra của cải, tài sản nhưng lại là ruộng phước và hoằng pháp đến chúng sanh bằng nhiều hình thức tùy theo khế cơ-khế lý-khế thời. Cho nên, kẻ sĩ khất thực nhưng với “tâm xa lìa các dục, tu tập chánh hạnh, không sợ hãi”, nên Tỳ-kheo được gọi là “Khất sĩ, Bố ma, Phá ác”, không phải những kẻ ăn xin thường tình. Ngày nay, do điều kiện hoàn cảnh, người xuất gia có thể ngừng việc khất thực nhưng bản chất thì vẫn là hành khất. Dù phước báo vật chất mỗi chư Tăng nhiều ít khác nhau do từ đời quá khứ và hiện tại tích lũy âm đức, nhưng đều sống nhờ lòng kính thương của đàn-na tín thí và đi cứu giúp muôn loài. Giới-Định-Tuệ của một hành giả thông pháp học và pháp hành được Trời người cung kính, xứng đáng nhận thí, là ruộng phước lành cho đời gieo trồng. 

Ngài Thiền sư Ottamathara viện chủ trên 125 trường Thiền tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới mang tên Thabarwa đã cùng hơn 5000 chư Tăng và Tu nữ luôn chánh niệm tỉnh giác, thực hành thiện pháp không giới hạn trong tinh thần xả ly từ bi vô ngã. Vì vậy, đã cưu mang được hơn 40.000 người trong hoàn cảnh đất nước Myanmar vẫn chưa chấm dứt nội chiến. Không những thế, Ngài còn là duyên lành hóa độ nhiều Phật tử ở nước ngoài, trong đó có Ấn Độ. 

Ngài Ottamathara cưu mang tất cả mọi cảnh đời như: người già, người vô gia cư, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người thất nghiệp, người bệnh, người tàn tật, người tâm thần, người có bệnh mãn tính hoặc nan y (bao gồm cả bệnh nhân lao và AIDS) và những ai phải đối mặt với các khó khăn phức tạp về sức khỏe, xã hội hoặc tài chính…. Ngài cũng tích cực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chủ trương sống gần gũi thiên nhiên…Tất cả Tăng Ni cư sĩ Thabarwa cộng tu với hạnh của Ngài cũng mang tinh thần này. Nhờ đó mà góp phần vào ủng hộ hòa bình thế giới, hướng đến cuộc sống nhân văn, nhân đạo, vì con người…

 Trước kì An cư tại Ấn Độ năm 2024, Thabarwa đã cùng đạo hữu, nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài nước hỗ trợ 20 giếng nước sạch đến bà con nghèo tại Bodhgaya, mỗi giếng nước trị giá 8 triệu (VNĐ). Phước lành những mong chuyển bánh xe Pháp lan rộng khắp thế giới, nguyện mong Phật giáo thời hiện đại phục hưng; thể hiện tấm lòng Bồ-tát hạnh của người con Phật ở Việt Nam, Myanmar và khắp năm châu như “trăm sông đổ về một biển”, cùng lục hòa chuyển bánh xe pháp, chuyển mê khai ngộ; biến mọi phương tiện trở thành cứu cánh, “Phật giáo tại thế gian, bất ly thế gian giác”, “Pháp lực bất từ nghì, từ bi vô chướng ngại”, là tinh thần “bi – trí – dũng”, “tự độ độ tha an vui mình lợi lạc số đông” của người con Phật. 

Công đức của các sự bố thí cúng dường rộng lớn, bao gồm cả bố thí nước, được các quả phước như trong Kinh điển ghi là: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, thân thể sạch sẽ, nhẹ nhàng, tiếng lành đồn xa, thân cận Tam bảo, thân cận thiện tri thức, trời người hoan hỷ, quỷ thần nể vị, chúng sanh được hưởng năng lượng thiện lành, quả phước cho đời này đời sau,…; nhất là sự bố thí ấy lại là tâm cao thượng từ người nhận và người cho vô trụ thanh tịnh.

Ngài Thiền sư Ottamathara luôn nhắc nhở đại chúng: số người làm thiện pháp và biết tu tập luôn ít hơn số người hành trì; làm thiện pháp kiên trì miên mật tinh tấn không thối tâm bỏ cuộc lại khó hơn; làm thiện pháp mà thông được Pháp lại càng khó, chỉ có thiền sinh chân chánh mới hiểu được thiền sư chân chánh; hành giả chỉ sử dụng thân và tâm này để làm thiện phap và chỉ làm và làm với tâm không dính mắc, mọi Pháp để Nhân và Qủa quyết định; Phật – Pháp – Tăng là nơi đáng để nương tựa, nếu có phải nương tựa vào điều gì hay ai đó Ngài cũng chỉ nương tựa vào Phật Pháp Tăng bên trong và bên ngoài.

Đức Phật dạy rất nhiều về quả báo của bố thí cúng dường trong các kinh điển của cả truyền thống Nguyên thủyĐại thừa Phật giáo, nên bất kể người con Phật nào cũng luôn tự nguyện gieo trồng công đức tích giữ tư lương trước sanh tử luân hồi: Kinh Luận Đại Trượng Phu ghi: “Những người không có đức tin, dẫu có đồ ăn dở mà có kẻ đói đứng trước mặt, họ vẫn chẳng thí, huống là những vật tốt đẹp khác. Có hai người gặp kẻ hành khất đến xin. Cả hai cùng buồn lo: một người thì lo sợ người ta xin mất của, người kia thì lo cho có được thứ gì để cho. Tâm trạng lo tuy đồng, nhưng quả báo khác nhau: người có lòng hảo tâm thì sanh về cõi Trời hưởng an vui vô tận, kẻ bỏn xẻn thì đoạ vào cõi Ngã Quỷ chịu khổ khó biết. Kinh Niết Bàn:Những bậc sa môn, đạo sỹ phải lấy những điều chú ý dạy dỗ nhân dân: 1. Dạy họ bố thí; 2. Dạy họ trì giới; 3. Dạy họ nhẫn nhịn; 4. Dạy họ siêng năng. Những bậc sa môn, đạo sỹ dạy người ta bỏ ác làm lành, khai mở con đường chánh đạo, ơn ấy lớn hơn ơn cha mẹ”. Kinh Phạm Võ Kinh Mạt La Mật nói: “Bồ Tát, trước phải lo tu bố thí, trì giới, tri túc, tinh tấn... nhiên hậu mới giáo hoá người. Nếu các vị Quốc Vương hay Bàlamôn (giáo sỹ quý tộc) thấy người già cả, tật bệnh, phụ nữ sinh sản... mà trong một niệm, đủ lòng đại từ, bố thí thuốc thang, ăn uống, áo mền... khiến cho họ được an ủi; tu phước như thế không thể nghĩ bàn (thành tựu vô lượng công đức)”. Kinh Ma Ý: “Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: có 5 việc bố thí được phước báu lớn: 1. Tạo lập vườn tược (để trồng trọt); 2. Trồng cây bên đường (làm lâm nghiệp); 3. Tạo tác cầu cống (thuỷ lợi & giao thông)4. Đóng thuyền to (để cứu hộ và phòng thiên tai); 5. Vì người sẽ đến mà xây cất chỗ ở (lo an cư cho dân)”. Kinh Ưu Bà Tắc Giới:  “Nếu ta làm việc lành, vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt, dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa chẳng bằng sức mạnh của nghiệp”. Kinh Tập Bảo Tạng: “Đời lắm kẻ ngu, giữ lòng bủn xỉn chẳng dám bố thí. Đến khi chết, mắt thấy ác quỷ, bấy giờ tuỳ theo lòng tham nặng nhẹ mà lãnh lấy quả báo. Lúc ấy ăn năn đâu còn kịp nữa”. Kinh Luận Đại Trượng Phu: “Người mà ý thức luôn được huân tập bởi đức tin, bố thí, tinh tấn, trí tuệ; do nhân duyên này tự nhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ”.

Sau đây là danh sách phương danh thí chủ hùn phước tặng giếng nước đến bà con nghèo ở Ấn nơi thánh địa đất Phật: (1) Phật tử Nguyễn Tuấn Quang  cùng gia đình hồi hướng công đức tới hương linh Nguyễn Khắc Sơn, mất ngày 12.11.1999(2) Phật tử Nguyễn Thị Thương Thương (Diệu An) cùng gia đình. (3) Phật tử Nhóm Dhamma VN. (4) Phật tử Vương Văn Thuận cùng gia đình(5) Chùa Bảo Vân. (6) Phật tử Lê Thuý Nhâm - Đinh Thị Quỳnh cùng gia đình. (7) Phật tử Chu Thị Hoa cùng gia đình. (8) Phật tử Đoàn Thanh Bình cùng gia đình. (9) Phật tử Trần Ngọc Liên cùng gia đình. (10) Gia đình Phật tử Tạ Quang Tùng - Tạ Thu Thủy . (11) Gia đình Phật tử Thiện Tâm. (12) Gia đình Phật tử Phương Nguyên - Phúc Cường - La Đào. (13) Gia đình Phật tử Chu Thị Hoa . (14) Gia đình Phật tử Chu Thị Hoa. (15) Gia đình Phật tử: Phạm Thị Châu - Phạm Thị Tuấn, hồi hướng công đức cho bố Phạm Văn Thực mất ngày 16/2/2024; mẹ Mai Thị Phương mất ngày 02/02/2020 . (16) Gia đình Phật tử Trần Thế Hà (PD Định Khiêm), cùng Vợ Nguyễn Thị Huyền (PD Diệu Thủy); con Trần Thế Huy (PD Định Thế); con Trần Thế Dũng (PD Định Pháp); con Trần Hải Minh (PD Tuệ Tâm); (17) Gia đình Phật tử Nguyễn Thị Chát. (18) Gia đình Phật tử Khuất Thị Xuân. (19) Gia đình Phật tử Hương Giang. (20) Một Công ty do chú Đoàn Bình “hộ tăng” (Kappyya) của Ngài Thiền sư Ottamathara ở Việt Nam đang triển khai.

 

TN Viên Giác

 

Download Android Download iOS
Mái chùa che chở hồn dân tộc

PSO - Chùa Việt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dù Phật tử hay người không theo Đạo Phật cũng có thể đến vãn cảnh chùa, nghe giảng kinh hay tham gia các nghi lễ Phật giáo. Mái chùa vốn là nơi chu cấp cho cô nhi, giúp người nghèo khó, chữa bệnh cứu người, là nơi cho người hiếm muộn cầu tự, nơi nương náu khi ai đó gặp hoạn nạn…

TP.HCM: “Ánh Sáng Từ Bi” - Chùa Pháp Tạng trao 200 suất quà yêu thương đến bà con khiếm thị tại thành phố

Quanh ta có biết bao mảnh đời bất hạnh, nghèo khó, bệnh tật, lại thêm những con người bị khiếm khuyết đi một phần thân thể. Nhất là những hoàn cảnh của bà con khiếm thị. Phải vất vả lắm, họ mới có thể hòa nhập vào nhịp sống như chúng ta. Khó khăn lắm mới có được công việc phù hợp. Bà con chỉ có thể làm các nghề giản đơn như vót tăm, đan rổ, bán vé

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online