Phật sự Quốc Tế: Tăng đoàn Thabarwa tri ân cầu nguyện hồi hướng phước lành đến đạo hữu

Nghe đọc bài:

PSO - Đức Phật dạy, Tăng Ni có trách nhiệm duy trì chánh pháp; Cư sĩ nên hộ trì, một lòng kính tin Tam bảo, hiểu sâu Nhân Qủa, chiêm nghiệm tư duy về Pháp, quán chiếu thân - tâm - cảnh, chánh niệm tỉnh giác, thực hành các parami thiện pháp trên thân - khẩu - ý… để an vui mình lợi lạc số đông, tích lũy âm đức qua các kiếp sống cho đến ngày giải thoát luân hồi.

Trong ba ngày 4-5-6 tháng 7 năm 2024 (nhằm ngày 9-10-11 tháng 6 năm Giáp Thìn); gia đình hương linh Vương Toàn Thu, hiếu tử Vương Văn Thuận (Pháp danh Pali: PyinNyar SuKha – Trí Tuệ An Lạc) thành kính cúng dường vật thực tạo công đức cho người bố quá cố theo đúng tinh thần Phật giáo khoảng 30 triệu. Các buổi tụng kinh hồi hướng diễn ra 4 điểm: Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của Tăng đoàn Thabarwa, viện trưởng Ngài Thiền sư Ottamathara (quản lý trên 125 trường Thiền tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới). Tăng đoàn rộng lớn về số lượng thành viên và trường thiền (người xuất gia khoảng 5000 chư Tăng và Tu nữ, cư sĩ tại gia khoảng 40 ngàn người), vì vậy các điểm cầu nguyện, tiếp nhận hoằng pháp cũng thuận duyên và luôn sẵn sàng. Đây là Tăng đoàn rất đặc biệt thời hiện đại. 

Thiền sư Sayadaw Ottamathara hiện là một trong những vị nổi tiếng tại Myanmar và trên thế giới, Ngài có kiến thức liên ngành trên nhiều lĩnh vực, được mệnh danh là “Thiền sư Sóng thần” bởi sự hoằng pháp “siêu xuất”, “hiếm có”, sự dấn thấn hành đạo “vượt trội”. Ngoài chuyên tu thiền minh sát, để đáp ứng bối cảnh thời đại, Ngài sử dụng tất cả mọi phương tiện đưa đạo vào đời, hóa duyên qua việc làm tất cả thiện pháp một cách vô phân biệt. Việc thực hành các parami (ba-la-mật) bất kể người con Phật chân chánh ở truyền thống nào cũng thực hiện trong lời Phật dạy. Ngài nổi tiếng với Tâm Từ rộng lớn.

Các Trung tâm thiền Thabarwa, nhất là Trung tâm chính Thanlyin tại Myanmar ngoài Tăng Ni, hiện vẫn cưu mang nhiều thành phần khác nhau, như: người già, người vô gia cư, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người thất nghiệp, người bệnh, người tàn tật, người tâm thần, người có bệnh mãn tính hoặc nan y, bệnh nhân lao, HIV-AIDS, người nghiện… Ngài cũng tích cực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chủ trương sống gần gũi thiên nhiên… Dịp tháng 6 vừa qua trong lễ sớt bát tập phúc tại chùa Vàng Myanmar, Phật tử Vương Văn Thuận cùng mẹ đẻ đã có dịp trải nghiệm một số Trung tâm Thabarwa. Phật tử với tâm từ đã cùng đạo hữu của mình hùn phước cúng dường 1 cốc liêu đến Tăng đoàn Thabarwa tại Trung tâm Thiền Quốc Tế Naypitaw 5000 usd (khoảng 126 triệu VNĐ). Tăng đoàn Thabarwa Quốc Tế nhận tin, đã đồng loạt tụng kinh, tri ân phân ưu cùng gia đình chú Thuận (Toàn), thanh tịnh gửi năng lượng tâm hồi hướng cầu nguyện cho kẻ mất người còn đều được an vui trong chánh pháp.

Là một Phật tử khá thuần thành, từng tu học với khá nhiều vị Thầy, nhiều pháp môn, nhiều hệ phái khác nhau, đồng thời là một doanh nhân thành đạt, việc làm của Phật tử Toàn góp phần thắt chặt mối quan hệ Phật giáo giữa Việt Nam và các nước, nâng cao hình ảnh người con Phật. Theo luật Nhân Qủa, Tăng đoàn cầu nguyện đến người mất của gia chủ đúng nghi thức Phật giáo Nguyên thủy tại nhiều điểm cộng tu; hồi hướng ba cõi bốn loài đồng đều quả phước từ nhân duyên của thí chủ:

Tại Myanmar

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar tại cốc Thiền sư Ottamathara, Sư Phó Ashin Pamokkha quản lý Trung tâm thiền Thabarwa Thanlyin. 

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar, Trung tâm Thabarwa Ariya Wantha, tại khu Nghĩa Trang thành Thành phố Yangon.

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar dưới sự hướng dẫn của Cô Tu nữ Amata Nyani, quản lý trường thiền Thabarwa Bogyoke, nội thành Thành phố Yangon.

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar, Trung tâm Thabarwa Quốc Tế 203 Miles Naypitaw, quản lý Cô Tu nữ Thiri Sanda.

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar, dưới sự sắp xếp của Cô Tu nữ Vamsapali thuộc Trung tâm Thiền Ayetharyar Shwe Thitsar, Taunggyi, Bang Shan. 

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar, tại Thiền Đường chính Satipathana Dhamma Hall Trung tâm Thabarwa chính Thanlyin.

Cô Tu nữ Tạ Thủy Tiên (Bodhi Nani) Ni sinh Việt Nam đang theo học tại trường Đại học Hoằng pháp Phật giáo Nguyên Thủy Quốc tế Myanmar (International Theravada Buddhist Missionary University) cũng trợ duyên tạo phước lành hồi hướng công đức cho gia đình hương linh và chúng sanh dưới sự kết nối của Thabarwa VN.

Tại Thái Lan

Trung tâm thiền Thabarwa Health center.

Trung tâm thiền Thabarwa Mahachai, Cô Tu nữ Nirodha Nyani quản lý.

Tại Ấn Độ

Nhóm đạo hữu Sư Bhante Nyarnainda, NCS Tiến sĩ Trường Đại học Achariya Nagarjuna, Gunter City, Andhra Pradesh, Nam Ấn cùng chư Tăng Ni Myanmar và Việt Nam đang tu học tại đây.

Tăng Ni Thabarwa VN cúng dường 1 tấn gạo đến trường thiền chùa Wat Thai Buddhasawika Thái Lan; cúng dường thực phẩm và tịnh tài 10 triệu đến chư Tăng Ni tu tập quanh tháp Đại Giác, chùa Maha Bodhi Main tại Bồ-đề đạo tràng.

Phật tử là người tin thuận theo giáo pháp của Phật và thừa kế gia nghiệp của Phật, có bổn phận làm cho hạt giống Bồ-đề được truyền thừa mãi trong nhân gian, cũng là thánh chúng của Phật giáo. Giáo đoàn thời Đức Phật còn tại thế ở Ấn Độ gồm bốn chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni là hai chúng xuất gia. Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là hai chúng tại gia hỗ trợ cho Tăng đoàn tồn tại trong thế gian. Bản chất của Tăng già là một đoàn thể người xuất gia sống hòa hợp, thanh tịnh bằng sáu pháp lục hòa. Tam Bảo là thuyền Bát Nhã đưa người qua biển khổ trầm luân.

Bổn phận của người Phật tử chân chánh phải đi theo con đường của Phật đã đi, phải làm theo những việc của Phật đã làm, phải làm theo những lời chỉ dạy của Đức Phật, phải hướng đến chứng đạo quả; giúp cho giáo Pháp lan tỏa. Phật tử tại gia muốn hộ trì Phật pháp trước hết phải tự giác diệt Kiến HoặcTư Hoặc; muốn vậy phải Tam Quy, thực hành Ngũ Giới, tiến đến Thập Thiện, Bát Quan Trai - là những pháp căn bản. Đối với Phật sự, Phật tử phải diệt trừ Trần Sa HoặcVô Minh Hoặc, cắt đứt phiền não qua thấu hiểu nguyên lý Trùng trùng Duyên khởi Chân Không Diêu Hữu, phải hộ trì An Cư, hộ trì thiền môn, gánh vác cùng Tăng đoàn thiết lập đạo tràng thuyết pháp.

Người Phật tử chân chánh, phải tu tập để phát triển trí tuệ, thông hiểu những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, thực hành Bồ-tát hạnh tự độ độ tha. Một hành giả thông pháp có thể ứng dụng Pháp mọi hoàn cảnh, trong bất kỳ tình huống nào của đời sống hàng ngày, tất cả nghịch duyên hay thuận duyên đều là cơ hội để thực hành tâm linh; khó khăn lại là bài học lớn để tiến đạo và giác ngộ, để dễ thành công trong Phật sự, đập tan ngã chấp và pháp chấp bằng con đường Trung Đạo; chánh niệm xả ly không dính mắc Tục Đế mà vẫn hoàn hảo trong quy định tập tục thế gian; đạo đời viên dung.

Đức Phật dạy, người Phật Tử cần thực hiện Bốn Ân: Ân cha mẹ, ân thầy bạn, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo. Công lao sinh dưỡng, thuốc thang, chỉ dạy của cha mẹ đầu đời và hết kiếp sống hi sinh cho con không gì sánh được. Thầy bạn giúp bản thân mỗi người mở rộng kiến thức, vững vàng tiến bước. Chính phủ của quốc gia nào cũng lo trị an, củng cố sức mạnh, vì lợi ích nhân dân, mong muốn nhân dân nước mình được ấm no hạnh phúc. Đức Phật khai sáng ra đạo cao thượng, dẫn đường chỉ lối chúng sanh đắc đạo quả; nhờ có kinh điển ghi lại lời Phật, chỉ đường chân lý giải thoát. Chư Tăng lìa bỏ gia đình,  tu cho mình và lo cứu giúp muôn loài, duy trì chánh pháp trong nhân gian, thay Phật hóa độ; là những vị làm Sứ giả của Như Lai, truyền trao giới pháp. 

Người sống ở đời ai cũng có bổn phận: cha con, vợ chồng, lãnh đạo – cấp dưới, thầy trò, bổn phận công dân... Người theo Phật giáo cũng có bổn phận của người đệ tử. Thế gian sống trong cương vị nào có bổn phận ở cương vị đó; mỗi hội chúng đều phải có ý thức về bổn phận của mình; người con Phật vô ngã từ bi sống với thái độ hiểu thương, bao dung, nâng đỡ, vô trụ, bất hại.

Theo quan điểm Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, chỉ là sự chuyển biến của nghiệp thức. Thân tứ đại phân tán nhưng phần tâm thức theo nghiệp lực tái sanh về cảnh giới tương ứng; nếu chưa đạt đạo vẫn mãi trong luân hồi. Con người, lúc xả báo thân có thể là tái sanh tức thời chỉ trong một sát-na niệm tưởng (xảy ra cực kỳ nhanh và là một tiến trình liên tục) – Nguyên thủy Phật giáo; hoặc theo quan điểm Đại thừa Phật giáo cho rằng có giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, cũng có thể lâu hơn. Ngoài ra, người chết có thể còn lưu tâm thức trong trạng thái Thân Trung Ấm, mơ màng trong cảnh giới này từ 1 đến 49 ngày, dính mắc mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua; gia đình người thân cần cầu nguyện/ cầu siêu để trợ duyên hương linh chuyển hóa thần thức siêu thoát vào các cõi lành. Đây ý nghĩa cũng là cơ hội trợ duyên chư Tăng chuyên tu và hành đạo, vun bồi parami. Đây cũng là duyên lành cho người sống và người mất đều có âm đức khi làm thiện pháp. Quan trọng nhất vẫn là khi sống sinh thời biết đạo. 

Cầu siêu theo ý nghĩa gieo duyên của văn hóa Phật giáo là cơ hội cho gia đình và bạn bè kết duyên lành thông qua người đã mất. Vì vậy, người quá cố được con cháu biết đạo làm phước cũng mang lại hạnh phúc cho các thành viên gia đình và xã hội, năng lượng chuyển hóa vẫn còn sống trên thế gian; người sống và người mất có thể ảnh hưởng và giúp đỡ lẫn nhau. 

Tinh thần Phật Pháp luôn khuyến khích tri ân và đền ơn. Đền ơn cha mẹ bằng hiếu hạnh, luôn làm vui lòng cha mẹ, khuyến hóa cha mẹ về đạo, nương tựa Tam Bảo, làm thiện lánh ác; cha mẹ đã qua đời Phật tử nên thường phải  hồi hướng công đức, cầu nguyện cho cha mẹ sớm được sanh về cõi an lạc. Báo ân Tam bảo cũng là báo hiếu cho cha mẹ bằng cách tưởng nhớ chư Phật, ngày ngày dâng hương hoa lễ bái cúng dường, xây dựng chùa tháp, trợ duyên cho người tin theo Đạo; hùn phước tịnh tài để in kinh sách, phổ biến giáo lý của Đức Phật đến mọi người, để bá tánh làm đúng lời Phật dạy, đi theo đạo lộ giải thoát không sợ lạc đường; cúng dường y phục, thức ăn, nơi ở, thuốc thang đến chư Tăng Ni. 

Môi trường thiền môn giúp thanh lọc tâm, giữ gìn 6 giác quan với 6 trần cảnh. Nhưng một Phật tử chân chánh không nhất thiết phải lúc nào cũng có mặt ở trong chùa khi đã là hạt giống bồ-đề ở đâu cũng là chủng tử như hoa sen trong bùn; có thể ở bất kỳ chỗ nào để áp dụng lời Phật thực hiện Pháp mọi lúc, kham nhẫn, nỗ lực kiên định và tinh tấn trong tất cả thiện pháp. Một Phật tử chân chánh là người hiểu về giáo lý và thực hành giảm đi những suy nghĩ tiêu cực; tỉnh thức trong mọi suy nghĩ và hành động. “Có đức quỷ thần kinh”, “người làm Phật, Bồ-tát, chư Thiên biết”.

Đạo Phật vô ngã từ bi, chủ trương bình đẳng giác ngộ hết thảy chúng sanh. Phật tử chân chánh luôn dốc lòng tự tu và hộ đạo. Trước khi đức Phật nhập Niết-bàn, Ngài dặn dò chư Tăng phải lấy giới luật làm Thầy. Người Phật tử cũng phải giữ Năm giới, tinh tấn cầu đạo, tránh rơi vào tà kiến, thân cận những bậc chân tu, thiện tri thức, gần gũi bậc hành trì nhiều năm có đạo đức giúp cho trí huệ mình được khai mở. Trong cuộc sống tại gia hằng ngày thường ngồi Thiền, niệm Phật, tụng kinh hay trì chú, tuệ quán, nghe Pháp, chia sẻ Pháp; chuyên cần, thời khóa công phu; tránh những giờ tiếp khách ồn ào động tâm; tập vun trồng lòng từ bi, cúng dường, bố thí, tạo phước đức; tập buông xả, để đến khi chết không dính mắc, thanh thản ra đi, chỉ tưởng nhớ đến Phật, nhờ đó Cận Tử Nghiệp tốt cho giờ lâm chung nhắm mắt xuôi tay một mình đi theo nghiệp.

                                                                                                                                 TN Viên Giác

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online