Quảng Trị: Lễ húy nhật lần thứ 17 cố Hòa thượng Thích Phước Châu

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 17/11/2023 (nhằm ngày 5/10 Quý Mão), tại Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (tiểu khu 3, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 17 của cố HT. Thích Phước Châu - nguyên Phó trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Quảng Trị, trụ trì Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang.

Tôn dung cố HT. Thích Phước Châu

Quang lâm chứng minh có HT. Thích Thiện Tấn - Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị; HT. Thích Hải Tạng – Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh  Quảng Trị cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chư Tôn đức Ban Trị sự các huyện, thị xã, thành phố; chư Tôn đức trụ trì, trú xứ trong và ngoài tỉnh và Phật tử các giới về tham dự buổi lễ.

Chư Tôn đức tham dự buổi lễ

Theo tiểu sử, Hòa thượng thế danh là Hoàng Văn Ngọc, pháp danh Nguyên Ý, pháp tự Phước Châu, pháp hiệu Hải Đăng, sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (15/4/1944) tại làng Trà Trì, xã Hải Xuân (nay Hải Định), huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 44.

Thân sinh là cụ Hoàng Loát, pháp danh Tâm Sướng, tự Chánh Tôn và cụ bà Lê Thị Hưng, pháp danh Tâm Nghĩa. Hòa thượng con thứ ba trong gia đình có sáu anh chị em, gia đình nhiều đời thâm tín Tam bảo nên sớm có được thiện duyên gần gũi với chốn thiền môn, có nhiều túc duyên với Phật pháp, nên chuyện xuất gia đã ươm mầm từ thuở nhỏ.

Rằm tháng Tư năm 1956, theo chân Hòa thượng Chánh Trực lên chùa Phật học Quảng Trị, tham yết Trưởng lão Hòa thượng Trừng Hố - Hưng Dụng và được phép lưu trú ở đây gần một năm, sau đó ngài lên đường vào Huế tham yết Trưởng lão HT. Thích Trí Thủ và được Hoà thượng cho xuất gia.

Năm 1988, do nhu cầu của Phật sự tỉnh Quảng Trị (lúc bấy giờ là huyện Triệu Hải, tỉnh Bình Trị Thiên) đặc biệt là tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang - Hòa thượng trú trì lại cao tuổi, nơi thờ tự lại xuống cấp trầm trọng, nhân sự địa phương quá ít ỏi, thiếu thốn trăm bề, sau chiến tranh để lại muôn vàn khó khăn, Hòa thượng đã trở về quê hương sau lời mời của Ban Đại diện Phật giáo huyện Triệu Hải, tỉnh Bình Trị Thiên và Ban Quản trị tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang.

Thời điểm khó khăn nhiều mặt: nhân tâm thế đạo, khí hậu khắc nghiệt, cái nóng của xứ có gió Nam Lào, cái lạnh tê buốt của mùa đông tháng giá, Hòa thượng vẫn nở nụ cười hoan hỷ chăm lo Phật sự, thăm hỏi, bằng lời kinh tiếng kệ cho các gia đình có người ốm đau, quá cố, trao đổi một vài câu chuyện về giáo lý cho các Phật tử, việc làm hết sức bình thường nhưng rất thiết thực, hữu ích với đời lợi lạc cho đạo.

Năm 1990, khi Quảng Trị trở lại thành một tỉnh cũ, Đại hội thành lập Phật giáo tỉnh Quảng Trị, Hòa thượng được suy cử giữ chức Phó ban Thường trực Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử.

Điều ưu tư lớn nhất của Hòa thượng trong thời gian này là việc tái thiết ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, mà cũng là ưu tư của chư tôn đức Tăng Ni sinh quán tại Quảng Trị ở khắp mọi vùng trời. Sau đó, một ban trùng tu được cung thỉnh và việc tái thiết bắt đầu, Hòa thượng là một trong những người trực tiếp trông coi. Nếu ai đã từng chứng kiến hình ảnh của Hòa thượng qua bộ nâu sồng lăn lộn trong công việc kiến tạo, nhắc nhở nhân công ắt sẻ lưu lại mãi hình ảnh ấy.

Hòa thượng sống một cuộc đời đơn giản, trong những buổi dạy dỗ cho chúng đệ tử, ngài thường căn dặn, hãy lấy tứ hoằng thệ nguyện để nâng mình lên với cuộc đời.

Hoàn thành xong các Phật sự, Hòa thượng viên tịch vào ngày 6 tháng 10 năm Bính Tuất (26/11/2006) sau một thời gian lâm bệnh nặng - trụ thế 62 tuổi đời và 38 hạ lạp.

Tin, ảnh: Duy Sang

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online