13/09/2024 15:21

Sách: Làm đẹp cuộc đời bằng trái tim của Phật

Nghe đọc bài:

Suốt chiều dài hơn 2500 năm lịch sử, trên con đường truyền bá chân lý, Phật giáo đôi khi bị các tín đồ thiếu trí tuệ khoác lên lớp áo thần tiên quỷ quái. Thậm chí, một số tín điều mê tín lồng ghép việc coi ngày giờ, xem phong thủy, coi địa lý, bốc xăm, bói quẻ, v.v. vào, khiến Phật giáo gần như trở thành mê tín, lấy thần linh làm chủ. 

Những hiện tượng như vậy gây ra không ít hiểu lầm về Phật giáo. Sự pha tạp quá nhiều những nội dung xa rời “bản hoài của Đức Phật” cũng là lý do khiến mọi người đã dần lãng quên lòng tôn kính đối với Đức Phật, lãng quên lý tưởng giải thoát cao cả cũng như chân lý vi diệu mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng sinh. 

Như Đức Phật đã dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Từ chân lý này, Đức Phật khẳng định với con người rằng: “Ta là Phật sẽ thành”, nâng con người chúng ta lên ngang hàng với Đức Phật. Con người ai cũng có Chân như tự tính giống như Đức Phật. Những kim chỉ nam khi tu học như Tam pháp ấn (chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh), Tứ Thánh đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế), Thập nhị nhân duyên, Lục độ vạn hạnh, v.v. được Đức Phật truyền trao để chúng ta có thể phát khởi tâm Bồ đề rộng lớn, thực hành đạo Bồ tát, hóa độ hết thảy chúng sinh. 

Mỗi một người tin vào Phật giáo nhân gian, đều có thể nhận thấy sự hài hòa tương đồng giữa ta và người, gia đình hạnh phúc, tích cực hướng thượng, giải thoát tự tại, v.v. Hơn cả, Phật giáo nhân gian lấy con người làm gốc, không nương theo bóng dáng của thần quyền, chân chính tạo ra cảnh giới hạnh phúc cuối cùng cho con người, “nương tựa chính mình, nương tựa chính Pháp”. Bản nguyện của chư Phật là đi vào xã hội, phục vụ nhân loại, “trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sinh. Hoài bão và lý tưởng rộng lớn này cũng là điều mà hành giả cần ghi nhớ trên con đường học tu.

Và với tâm nguyện chấn hưng đạo pháp, truyền trì chân chính giáo lý Phật đà, Hòa thượng Tinh Vân đã viết cuốn sách Bản hoài Đức Phật: Phật giáo nhân gian. Cuốn sách mang đầy đủ ý nghĩa triết lý nhân văn săc sắc này được Đại đức Vạn Lợi và tiến sĩ Hy Giang Lê Thị Mai dịch ra tiếng Việt, hầu mong quý độc giả có thể tiếp cận với tri thức tuyệt diệu “Phật giáo nhân gian”. 

Cuốn sách gồm có 6 chương:

Chương 1: Trình bày khái quát chung về quá trình truyền bá của Phật giáo trên khắp thế giới trong hơn 2000 năm qua, tầm ảnh hưởng của qua trình này đến xã hội và dân chúng ở các quốc gia. 

Chương 2: Giảng về hành trạng cuộc đời Đức Phật, từ sinh hoạt hằng ngày đến việc giáo hóa đệ tử, tín chúng, xã hội, v.v. 

Chương 3: Giảng về những nghĩa lý cốt lõi trong giáo pháp của Đức Phật.

Chương 4: Làm sáng tỏ sự lưu truyền của Phật giáo ở Trung Quốc. Đặc biệt là, Phật giáo đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa Trung Hoa. Chương 5: Trình bày về thực trạng thúc đẩy phát triển Phật giáo nhân gian trong khoảng trăm năm trở lại đây. 

Chương 6: Tổng kết lại và nói rõ tình hình thịnh suy của Phật giáo.

Cuốn sách tổng cộng gần 14 vạn chữ. Các bạn có thể đọc hết cuốn sách này, lĩnh hội được tôn chỉ mà tác giả muốn gửi gắm thì cũng có thể được coi là thạc sĩ, tiến sĩ rồi.

Đọc cuốn sách, độc giả sẽ hiểu thêm về Phật giáo nhân gian, loại bỏ đi tà kiến, dựng đứng lại những thấy biết, mê lầm lệch lạc, quay về với tri kiến đúng đắn. Phật giáo là mạch nguồn hạnh phúc và mưu cầu đạt đến sự an lạc giải thoát cuối cùng cho chúng sinh. 

Điểm đặc sắc mà chúng ta nhận thấy khi đọc cuốn sách đó là tư tưởng “nhân sinh” mà Đức Phật muốn con người nắm bắt và tự tin rằng con đường giác ngộ là của chính bản thân mình chứ không phải ai khác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện thân là một con người - giáo chủ Phật giáo là “người” không phải thần linh. Ở đây, chúng ta cũng thấy được Phật giáo không giống với các tôn giáo khác ở chỗ, Phật giáo do chính con người thế gian sáng lập. Chúng ta ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thiện nhân cách con người của chính mình. Trước khi làm Phật, mỗi chúng ta phải trọn bổn phận làm người (người thành tức Phật thành), một lòng một dạ quay trở về với bản hoài của Đức Phật.

Qua cuốn sách Bản hoài Đức Phật: Phật giáo nhân gian, chúng ta có thể hoàn toàn hiểu rõ về Phật giáo rồi. Dựa vào tính ứng dụng thực tiễn đó, không ngừng tự mình thăng hoa, dần dần từng bước một nâng cao thêm lên, đi từ “làm người” đến “thành Phật”. Đức tin Phật giáo nhân gian sẽ giúp chúng ta thành tựu một đời viên mãn.

Bước Thời gian

Download Android Download iOS
Chùa Quốc Ân Khải Tường lan tỏa ánh sáng từ bi đến vùng bão lũ Yên Bái và Hải Dương

Trong giáo lý nhà Phật, từ bi là ngọn đèn sáng dẫn lối, sưởi ấm những trái tim đau thương và khốn khó. Hạt giống thiện lành này luôn được nuôi dưỡng trong trái tim mỗi người con Phật, để cùng nhau chia sẻ và xoa dịu nỗi đau của đồng bào. Tiếp nối tinh thần cao đẹp ấy, chùa Quốc Ân Khải Tường (tỉnh Đồng Nai) kết hợp với Công ty TNHH Sản xuất xây dựn

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chùa Quan Âm và chương trình Thức Ăn Chay Miễn Phí

Sáng nay,03/10/2024 (mùng 1 tháng 9 Giáp Thìn) Ni sư Thích Nữ Như Thức, Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Trà Vinh, trụ trì chùa Quan Âm (khóm 2 thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã trao 400 phần Cơm tấm chay đến đồng bào địa phương.

Chùa Quốc Ân Khải Tường lan tỏa ánh sáng từ bi đến vùng bão lũ Yên Bái và Hải Dương

Trong giáo lý nhà Phật, từ bi là ngọn đèn sáng dẫn lối, sưởi ấm những trái tim đau thương và khốn khó. Hạt giống thiện lành này luôn được nuôi dưỡng trong trái tim mỗi người con Phật, để cùng nhau chia sẻ và xoa dịu nỗi đau của đồng bào. Tiếp nối tinh thần cao đẹp ấy, chùa Quốc Ân Khải Tường (tỉnh Đồng Nai) kết hợp với Công ty TNHH Sản xuất xây dựn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online