19/11/2019 07:41

Sóc Trăng: Tiểu sử Trưởng lão Hoà thượng Thích Giác Thuận tân viên tịch


TIỂU SỬ

HOÀ THƯỢNG THÍCH GIÁC THUẬN

( 1925 – 2019)

Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN

Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng

Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Châu Thành

Trụ trì Tịnh xá Ngọc Tâm, Phú Tân, Châu thành,Sóc Trăng.

I. THÂN THẾ:

Hoà thượng Thích Giác Thuận thế danh Lương Văn Liêm, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1925 tại xã Quới Sơn, huyên Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thân phụ là cụ Ông Lương Văn Hiện (mất năm 1942), thân mẫu khuyết danh mất năm 1944. Hoà thượng là con Út trong một gia đình có sáu anh chị em (ba trai và ba gái).

Thuở nhỏ được song thân cho đi học chữ Quốc ngữ ở xã Quới Sơn, khi trưởng thành thì chuyên cần làm việc đồng áng phụ giúp song thân và tham gia cách mạng giữ chức vụ thư ký Hội Nông dân Cứu quốc xã. Khi thực dân Pháp trở lại thì được cử chức vụ phó Công an xã Quới Sơn, sau đó được tổ chức đưa ra hoạt động hợp pháp giữ chức cổ động viên tổng liên đoàn lao động Việt Nam tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre, bị địch bắt giam một thời gian, sau đó trốn thoát về làm công tác giao liên tại xã Quới Sơn, huyện An Hoá (nay là huyện Châu Thành), tỉnh Bến Tre đến năm 1959.

II. XUẤT GIA TU HỌC:

Được sinh ra trong một gia đình thuần nông lương thiện, bẩm tính hiền lương với gia cảnh đơn chiết song thân lần lượt qua đời là cái duyên đánh thức hạt giống bồ đề để chàng thanh niên đang tuổi xuân đã tạm gác lại mọi việc đồng áng để xuất gia học Phật vào năm 1950 tại Chùa Sơn Tây – Bến Tre.

Thầy bổn Sư là Trưởng lão Hoà thượng Thích Giác Hải (một trong 24 vị Tăng do đức Tổ sư Minh Đăng Quang tế độ) tại Tịnh xá Ngọc Minh thành phố Cần Thơ. Được Thầy Bổn sư truyền giới Sa di vào năm 1958 tại Tịnh xá Ngọc Minh và năm 1960 được thọ giới cụ túc tại Tịnh xá Ngọc Hưng, Tam Bình, Vĩnh Long.

III. QUÁ TRÌNH HÀNH ĐẠO VÀ HOẰNG PHÁP LỢI SINH:

Sau khi thọ giới cụ túc được sự cho phép của Thầy bổn sư, Hoà thượng đã có duyên hành đạo và kiến lập ngôi Đạo tràng Tịnh xá Ngọc Tâm toạ lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng vào năm 1963 và chính thức được công nhận năm 1968 do Hoà thương làm trụ trì cho đến ngày viên tịch.

Vùng đất xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng nơi được xem như quê hương thứ hai của Hoà thượng, với tấm lòng từ bi thương sót chúng sanh, Hoà thượng đã chữa trị cho bà con có bệnh duyên sớm được bình phục bằng phương pháp y học cổ truyền như tâm nguyện “lương y như từ mẫu”.

Tuệ tĩnh đường Ngọc Tâm ra đời là phương tiện hoằng pháp đắc lực và tích cực góp phần cùng chính quyền địa phương giúp đỡ cho quý bà con có hoàn cảnh khó khăn trong cơn bệnh tật.

Vào năm 1989 – Pl 2533 Hoà thượng đã sáng lập nên chương trình” Túi gạo tình thương” tặng quà cho 400 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, rồi từ đó đến nay đã tạo nên thông lệ tặng gạo vào ngày Phật đản trong tinh thần thượng báo Phật ân đức, hạ cứu tế dân sinh.

Bên cạnh đó Hoà thượng còn giúp đỡ phương tiện và cơm gạo cho những gia đình gặp khó khăn khi có người thân qua đời, có được hàng rương, chi phí hoả táng và nhiều công tác thiện nguyện khác ở địa phương.

Hoà thượng là vị tôn đức suốt đời khiêm cung sống thanh bần, đơn giản luôn hoà đồng đoàn kết tạo nên hoà khí an lạc hoà hợp giữa các hệ phái. Với những công hạnh quý báu như thế nên luôn được Tăng Ni và Phật tử, đồng bào quý kính. Ngài vị tôn túc gắn bó lâu dài với cương vị Phó ban Đại diện Phật giáo huyện Mý Tú từ lúc còn tỉnh Hậu Giang sau này chía tách thành tỉnh Sóc Trăng. Đến khi huyện Mỹ Tú được chia tách thành huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú thì Hoà thượng được suy tôn làm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Châu Thành cho đến ngày viên tịch.

Với những đóng góp và phục vụ cho nhân sinh của Trưởng lão Hoà thượng Thích Giác Thuận đã được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tấn phong hàng giáo phẩm Hoà thượng vào năm 1998, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng từ năm 2002 cho đến nay. Được suy tôn vào Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN Nhiệm kỳ VI ( 2007- 2012) cho đến ngày viên tịch.

Trong quá trình hoạt động Phật sự, Hoà thượng nhận được nhiều bằng Tuyên dương Công đức của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng, Bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng và Giấy khen của huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành.

IV. NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI ĐỜI:

Sau hơn 60 mươi năm tu học và hành đạo tại Đạo tràng Tịnh xá Ngọc Tâm, Hoà thượng đã 3 lần kiến tạo trùng tu ngôi tịnh xá được trang nghiêm như ngày hôm nay.

Khi tuổi đời vào những năm 90 tuổi, Hoà thượng có tâm nguyện muốn trở về Tịnh xá Ngọc Viên, Vĩnh Long được an dưỡng cho đến lúc xã báo an tường như lời Hoà thường bộc bạch với Hoà thượng Thích Giác Nhường và Hoà thượng Thích Giác Giới rằng: “trước đây đức Nhị tổ cũng viên tịch ở Tịnh xá Ngọc Viên, nên con trò cũng mong muốn được trở về an dưỡng tuổi già cho đến ngày viên tịch”.

Tuy nhiên Hoà thượng chỉ trở về Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên, tỉnh  Vĩnh Long để tịnh dưỡng một thời gian ngắn và do công tác Phật sự nên Hoà thượng đã trở lại Tịnh xá Ngọc Tâm và bệnh duyên ngày càng nhiều, sức khoẻ của Hoà thượng yếu dần và viên tịch vào lúc 11 giờ 35 phút ngày 18 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Kỷ Hợi) tại tịnh xá Ngọc Tâm, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Trụ thế 95 năm, Hạ lạp 58 năm.

 

 

The post Sóc Trăng: Tiểu sử Trưởng lão Hoà thượng Thích Giác Thuận tân viên tịch appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.

Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online