Sư Idol

Thời gian thấm thoát đã năm năm trời tôi rời nhà thế tục khoác lên mình màu áo thiền gia. Dưới sự giáo hóa của các vị thầy tôi đã trở thành một tân Tỳ kheo trong ngôi nhà Như Lai (hai mươi tám tuổi đời, bốn tuổi đạo). Hạnh phúc hơn nữa là đang theo  học tại Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Nhân duyên vào đạo luôn là một điều thiêng liêng hy hữu, có ai ngờ người khai đạo cho tôi là một vị Ni sư tâm tuệ tròn đầy. Lời dạy của Sư giúp tôi dõng mãnh bỏ tham dục thế gian mà nối gót bậc xuất trần Thượng sĩ.

Từ giã tuổi hoa niên hồn nhiên tôi nuôi chí “xuất gia hoằng Thánh đạo” mà lý tưởng ấy được hun đúc từ những lời pháp nhũ của một vị sư Ni mà tôi nghe lỏm được hàng đêm từ cái máy nghe pháp của mẹ tôi. Từng lời giáo dạy thật gần gũi nhẹ nhàng đi vào tim tôi, “cho đi là còn mãi” hay “ đừng so sánh mình với người khác rồi mặc cảm tự ty, mỗi người đều có tánh biết, có những phẩm chất riêng đáng quý, đáng trân trọng”. Những lời ấy khiến cho tâm tôi rúng động, tánh biết ngủ ngầm như được đánh thức, soi rọi tâm can.

Tôi bắt đầu theo dõi các việc làm của Ni sư qua truyền thông tôi biết nhiều Phật sự mà Ni sư đã phụng sự cho đời, lòng tôi dâng lên niềm cảm phục. Ni sư trở thành động lực để tôi dấn bước vào con đường xuất thế. Hình ảnh một vị sư Ni giản dị với màu áo khiêm cung và nụ cười lan tỏa yêu thương, luôn tận tình thân thiện với mọi người. Xúc động nhất là tôi biết một phật tử nhờ nghe pháp của Ni sư mà tìm lại nguồn sống, bỏ đi ý định quyên sinh. Pháp thoại của Ni sư dành cho thanh thiếu niên học sinh, sinh viên, anh chị em công nhân viên chức, các doanh nhân, thậm chí cả hoa hậu và đặc biệt là người khiếm thị, dường như thành phần nào trong xã hội cũng được Ni sư quan tâm, giáo hóa, ai có duyên thì tu tập và được sống an lành trong chánh pháp.

Từ những bài pháp và các hành trình thiện nguyện của Sư, tôi nhận ra đời tu sĩ thật là giá trị và hạnh phúc, tôi muốn lập hạnh giống như ni sư “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”. Do vậy, tôi quyết định đi xuất gia theo bậc đại Tăng khả kính tại một ngôi chùa ở vùng xa vào ngày Rằm tháng Tư năm 2016. Hạnh phúc biết bao khi tôi được học tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và gặp lại Ni sư tại mái trường này. Không chỉ nhận được tri thức mà tôi còn cảm nhận nguồn năng lượng của một sứ giả Như Lai, nhiếp phục những rong ruổi, não phiền nơi tâm chúng tôi. Sư thường xuyên khuyến tấn Tăng Ni sinh trong pháp học pháp hành. Ni sư cũng chính là tấm gương tôn kính Bát kỉnh pháp. Chúng tôi tuổi đạo còn non tuổi đời còn trẻ, nhưng người lúc nào cũng khiêm cung, kính trọng Tăng Ni, hầu như Ni sư đứng suốt trong những tiết dạy tại lớp chúng tôi. Ngoài những bài giảng tôi còn nhận được thâm tình đạo vị từ một vị Ni, từ bi, chuẩn mực. Sư đã nuôi lớn trong tôi hạt giống Bồ-đề, những lời của Ni sư bình dị chân thật mà cứ bàng bạc như giọt nước nhành dương của ngài Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ ban vui.

Sư Idol là động lực cho tôi đứng vào hàng ngũ xuất gia, đi trên con đường của bậc Thánh. Nhân ngày 20/11 sau khi dâng lời khánh tuế thầy Bổn sư, tôi viết vội những dòng này lên trang giấy trắng nói lời tri ân Ni sư Idol, vị thầy đã tạo niềm tin lớn trong cuộc đời tu học của tôi. Kính nguyện Ni sư thân tâm dõng lược, giáo nhân bất quyện, đạo quả viên thành.

TTM. Tăng sinh Khoá 15 Khoa Hoằng pháp - HVPGVN tại TP.HCM

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi đến chùa Kỳ Quang II tìm gặp, sư trụ trì Thích Thiện Chiếu tiếp đón tôi khi trên tay vẫn cầm vòi xịt nước, Sư đang vệ sinh chùa. Dù đã 76 tuổi nhưng Sư Thiện Chiếu vẫn dậy sớm, đều đặn mỗi ngày dọn dẹp vệ sinh ở từng ngóc ngách trong chùa. Sư Thiện Chiếu về trụ trì chùa Kỳ Quang II từ năm 1975. Chùa lúc đó còn khá nhỏ, lại nằm trong k

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online