14/05/2025 19:20

100 hành giả thuộc Tăng đoàn Thabarwa xuyên Việt sau Vesak

Nghe đọc bài:

Từ ngày 10-12/5/2025 (nhằm ngày 13-15/ Ất Tỵ) Tăng đoàn Thabarwa dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara và Ban hộ đạo (đại diện Cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn, Cộng đồng Sống Tử Tế, các nhóm Thabarwa tại Việt Nam), đã tổ chức viên mãn chuyến hành hương xuyên Việt với khoảng 100 Tăng Ni, Cư sĩ Thabarwa Myanmar và khoảng 50 hành giả Việt Nam.

Chuyến xuyên Việt bắt đầu từ Thiền viện Phước Sơn – Đồng Nai từ trưa ngày 10/5, với phương tiện 3 xe ô tô lớn mỗi xe khoảng 45 chỗ (sau khóa dạy Thiền Vipassana 1 tuần tại Thiền viện Phước Sơn và chương trình tham gia Vesak Quốc Tế của Thiền sư Ottamathara tại TP.HCM).

Đoàn đã có chuyến hành hương viên mãn trải nghiệm ba miền đất nước con người Việt Nam và thăm hỏi giao lưu các điểm chùa. 

Đáng ghi nhớ, đoàn sau khi qua Ninh Thuận được trải nghiệm cánh đồng quạt gió Phú Lạc, Tuy Phong, Bình Thuận; đoàn dừng chân chiều tối tại bãi biển Nha Trang đầy gió, khá nhiều khách Tây có điều kiện được thân cận gieo duyên với Ngài Thiền Sư; sau thăm chợ Đông Ba, đoàn nghỉ tại cố đô Huế lâu hơn cùng quay quần bên Thầy ngồi thiền, trình pháp, cảm nhận tiết trời mưa se lạnh tại Huế đầy hoài cổ thiền vị.

Vui thay, Phật ra đời!

Vui thay, Pháp được giảng!

Vui thay, Tăng hòa hợp!

Hòa hợp tu, vui thay! (Pháp Cú 194)

Tại Đà Nẵng, chùa Tân Thái, Trương Định, Mân Thái, Sơn Trà, Thầy Trò chùa đã đón tiếp Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa trong niềm hoan hỷ, trai Tăng thấm tình pháp lữ, đúng Pháp đúng Luật. Cũng tại Quảng Nam (Hội An), đoàn gieo duyên với đại diện Công ty TNHH BI VI Lô D3, Cụm Công nghiệp An Lưu, Điện Bàn, thí chủ dâng trai phạn đến Tăng đoàn trong niềm cảm mến Pháp. 

Đến quê Bác Làng Sen Nghệ An, đoàn được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp, lý tưởng, công lao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh; hoan hỷ khi được biết Bác Hồ từng có thời gian xuất gia tại Thái Lan, cũng là Phật tử hộ đạo đắc lực, về nước Bác hết sức ủng hộ Phật giáo, tôn trọng tâm linh tôn giáo, hiện có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sự tương đồng trong tư tưởng Hồ Chí Minh với triết lý Phật giáo; đó là ảnh hưởng tự cội nguồn văn hóa dân tộc mà Phật giáo luôn hiện hữu trong trái tim tâm thức mỗi người dân - những tư tưởng bắc ái, từ bi, bao dung, yêu mến cái thiện luôn có sắn và hòa quyện với nhân sinh quan Phật giáo.

Chùa Hà (Phúc Linh cổ tự) tại huyện Nam Đàn, Nghệ An cùng cộng đồng GHN Nghệ An đã kính đón Thiền sư Ottamathara và đại chúng vô cùng hoan hỷ với buổi trai Tăng trên đường nghỉ dừng chân để chuẩn bị kịp về Hà Nội tổ chức khóa Thiền Vipassana vào tối ngày 12.

Đây là chuyến hành hương xuyên Việt đầu tiên đông nhất bằng xe đò của Tăng đoàn Thabarwa sau hơn 10 năm Thiền sư Ottamathara gieo duyên tại Việt Nam. Với lối sống tối giản, thiểu dục tri túc, Tăng đoàn Thabarwa luôn sẵn sàng hành Thiền trong mọi hoàn cảnh. 

Nhân duyên sâu tiền kiếp với Việt Nam, những lời giảng và quan điểm của Thiền sư Ottamathara luôn được căn cơ mọi giới dễ tiếp nhận trong tinh thần chánh niệm xả ly, từ bi vô ngã trung đạo, bất hại, làm thiện pháp không giới hạn. 

Với Pháp hành thuần thục, năng lượng bình yên an lành của Ngài Thiền sư và thái độ sống tích cực, dễ hòa nhập, hiền lành chân chất của Tăng Ni Cư sĩ Thabarwa Myanmar dễ hòa nhập với văn hóa – thời tiết – vật thực của ba miền. Điều đó cho thấy, ở đâu có giáo pháp, có người hành Pháp, đất trời và lòng người chuyển hóa theo. 

Đất nước Việt Nam tươi đẹp yêu chuộng hòa bình một lần nữa lại được đón chư Tăng Ni Cư sĩ Quốc Tế đặt chân đến dải đất hình chữ S trong sự tự do trải nghiệm và khám phá văn hóa, văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng; chứng minh trên 2000 năm Phật giáo du nhập và tồn tại phát triển đứng vững (nhất là thời Lý-Trần), sức sống bền bỉ nhờ thấm nhuần chân lý Phật ở trong lòng mỗi người dân yêu mến cái đẹp, hướng đến cái thiện lành cao quý, tôn trọng tâm linh và bao đời nay người Việt vẫn ảnh hưởng tinh thần nhân quả làm lành lánh dữ.

Giữa dư âm của thành công Vesak Liên Hợp Quốc 2025 và sự linh thiêng di chuyển Xá lợi Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni từ Nam ra Bắc, khi nhiều chư Tăng Ni Cư sĩ Quốc Tế sau Vesak vẫn còn quý Ngài/ quý vị ở lại thăm các miền Việt Nam, và đâu đâu cũng không khí Phật đản, chuẩn bị Hạ An Cư của truyền thống Phật giáo Đại thừa,… giữa nhiều thắng duyên cộng tu năng lượng tích cực này, trải nghiệm và tình cảm Tăng đoàn Thabarwa dành cho Phật giáo Việt Nam một lần nữa tăng thêm tình lục hòa, gắn bó trong niềm kính Pháp, cùng thực hành lời Phật dạy, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, hệ phái, chỉ còn lại sự thực hành lời Phật trong Giới – Định – Tuệ, 37 phẩm trợ đạo, đúng tinh thần “Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại”, “Nước trong bốn biển chỉ có một vị, ấy là vị mặn. Cũng như thế đó, giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết tuy có muôn ngàn phương tiện, nhưng duy nhất chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát”. 

Đức Phật dạy, “Vô thỉ là luân hồi. Này các Tỳ-kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha” (Kinh Tương Ưng); “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả” (Kinh Phạm Võng). Vì vậy, học Pháp và hành Pháp khiến mọi người xích lại gần nhau một cách tự nhiên như người thân tiền kiếp gặp lại trong một chữ “Duyên”.

Phật Ngài cũng xác chứng Tứ ân là bốn cái ơn các hàng đệ tử phải báo đáp: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn nhà nước, và ơn chúng sanh (ân cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo và ân đồng bào/  ân cha mẹ, ân Thầy Tổ, ân đàn na thí chủ, ân quốc gia). Phật dạy, “Này các Thầy Tỳ-kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm, nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn , cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Trong mối quan hệ trùng trùng duyên khởi mới thấy hết ý nghĩa của Vô ngã Xả ly, Từ bi không phân biệt, để mỗi người con Phật buông bỏ dính mắc vạn vật vô tình và hữu tình sống trong Như Lai Tạng thể nhập: “Vui thay, chúng ta sống/ Không hận, giữa hận thù!/ Giữa những người thù hận/ Ta sống, không hận thù!” (Kinh Pháp Cú, Phẩm An Lạc). 

Chuyến hành hương xuyên Việt của Tăng đoàn Thabarwa cũng giống như chuyến đi gửi gắm thông điệp hòa bình, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước Myanmar – Việt Nam; nhân duyên người con Phật và sự tự do thể nghiệm Pháp trong mọi hoàn cảnh trên đất Việt của hành giả; giống như bao đời Tổ Sư từ Ấn Độ, đến Trung Hoa, đến Việt Nam đều cầu đạo và giáo hóa; thể hiện sự linh động của Pháp chân đế “tùy duyên bất biến”, “tùy duyên thuận Pháp” để lan tỏa chân lý giác ngộ đến mọi vùng đất, qua bước chân của những người cam kết sống tử tế, những hành giả tỉnh thức, tốt đời đẹp đạo.

Ảnh: Media Thabarwa

Tin: TN Viên Giác

Download Android Download iOS
[Video] Trung ương GHPGVN kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 - DL.2025 tại chùa Quán Sứ

PSO - Sáng ngày 12/5/2025 (nhằm ngày Rằm tháng Tư năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN đã long trọng cử hành Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025, trong niềm hân hoan, thành kính của Tăng Ni, Phật tử cả nước.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online