Thái Bình: Khai mạc Lễ hội truyền thống và cung nghinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại chùa Linh Sơn

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 30/3/2025 (nhằm ngày 02/3 năm Ất Tỵ), tại chùa Linh Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã long trọng diễn ra buổi lễ khai mạc lễ hội truyền thống năm Ất Tỵ - 2025 và lễ cung nghinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh nhân dịp đầu xuân.

Tham dự buổi lễ khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Linh Sơn có sự hiện diện của Sư cô Thích Diệu Minh – Trụ trì chùa Linh Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Phó trưởng Ban Thường trực BTC lễ hội, cùng đại diện chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì một số chùa trên địa bàn huyện.

Về phía chính quyền có ông: Nguyễn Trọng Tuệ – Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, trưởng BQL Di tích xã, trưởng BTC lễ hội; Ông: Dương Văn Kỹ – Chủ tịch UB MTTQVN xã, Phó BTC lễ hội; ông: Nguyễn Ngọc Thoại – Phó Chủ tịch HĐND xã; ông: Nguyễn Đức Thọ – Trưởng Công an xã; ông: Nguyễn Thế Sam – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã; ông: Phạm Văn Hưng – Chủ tịch Hội Nông dân xã; Bà: Nguyễn Thị Hạnh – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã; ông: Nguyễn Văn Lập – Bí Thư Đoàn Thanh niên; ông: Dương Văn Cường – Phó Ban Chấp hành; Phật tử Đoàn Thị Lanh – Tổ trưởng dẫn chúng cùng đại diện các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, quý Phật tử đang tu học tại chùa Linh Sơn, du khách thập phương và nhân dân địa phương.

Lễ hội truyền thống chùa Linh Sơn được tổ chức vào ngày 02/03 âm lịch hàng năm, vào đúng dịp lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử của Việt Nam (Bao gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn là một trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu, là vị thánh thần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Người không chỉ là biểu tượng của quyền năng, lòng nhân ái mà còn là hình tượng bất tử trong văn hóa dân gian. Liễu Hạnh là công chúa trên thiên đình, là người con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Người được nhân dân tôn kính và thờ tự từ xa xưa đến bây giờ. Người được biết đến với nhiều tên gọi như Mẫu Đệ Nhị Tiên, Mã Hoàng Bồ Tát, Thiên Tiên Thánh Mẫu,… Chính vì lẽ đó, người dân Việt Nam luôn tôn thờ, kính ngưỡng Thánh Mẫu và lập đền thờ Bà ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc, nhằm thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn đối với Bà, cũng như những người mẹ, những người phụ nữ bên cạnh chúng ta hằng ngày.

Dân tộc Việt Nam luôn giữ nét đẹp truyền thống, tưởng nhớ ân đức các bậc Tiên hiền hộ quốc, an dân. Phát triển đồng hành cùng tinh thần Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã nảy nở sâu trong tiềm thức người con Việt từ khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Lòng thành kính ngưỡng, sự linh thiêng hòa cùng hồn thiêng sông núi dân tộc Việt Nam, hình ảnh Thánh Mẫu được dân gian hóa như “Người Mẹ hiền từ, đức hạnh”. Đặc biệt, tại Phủ Mẫu Chùa Linh Sơn, ngày hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân, Phật tử tổ chức lễ rước thánh tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh nhằm bày tỏ lòng biết ơn với Thánh Mẫu và cầu mong sự bình an, đất nước hòa bình, xã hội phồn vinh phát triển, mùa màng tốt tươi, nhân dân hạnh phúc. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam giàu đẹp, giữ gìn cho muôn đời sau.

Lễ hội truyền thống chùa Linh Sơn được tổ chức hàng năm cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đã có nhiều đóng góp cho quá trình hình thành, phát triển đất nước. Đồng thời, tuyên truyền, tôn vinh các giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

Lễ hội chùa Linh Sơn cũng như các lễ hội khác, bao gồm hai phần: Phần nghi lễ và Phần hội với các trò chơi dân gian, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cùng với đó là các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ là: Lễ tế khai hội, Lễ mộc dục, Lễ phục nghinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Lễ tế và Lễ rước.

Lễ hội chùa Linh sơn còn là hình thức sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, độc đáo, đa giá trị, thể hiện bản sắc đặc trưng của cộng đồng cư dân nông nghiệp tại xã Bắc Sơn. Lễ hội là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, liên kết cộng đồng sâu sắc giữa các thôn làng tham gia lễ hội..

Thành Trung

Download Android Download iOS
Chính thức phỏng vấn tuyển chọn tình nguyện viên Đại lễ Vesak 2025

Sáng 03/04/2025, tại Hội trường Thành đoàn TP.HCM, Ban Điều phối Tình nguyện viên Đại lễ Vesak 2025 tổ chức phỏng vấn tuyển chọn sinh viên tình nguyện tháp tùng các đoàn đại biểu VIP quốc tế và trong nước. Đây là vòng tuyển quan trọng sau thời gian tiếp nhận hồ sơ từ đông đảo sinh viên trên địa bàn thành phố, những bạn trẻ đầy nhiệt huyết mong muốn

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

Chỉ có một ngày tu tập, người trẻ học được gì?

Trong thời đại số, điện thoại đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong cả học tập lẫn giải trí. Sau những giây phút căng thẳng, việc tìm kiếm sự xoa dịu từ những thú vui trên màn hình dường như là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi những thước phim ngắn cho bạn thấy “mọi thứ” trên đời.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online