Với thông điệp năm 2024 của Wat Phra Dhammakya với chủ đề: “làm sạch thế giới và làm sạch tâm trí bằng thiền” nhằm nỗ lực để toàn cầu có một hệ sinh thái xanh mà trong đó mỗi dự án tại một địa phương, một quốc gia được kết nối và có tác động đến toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2007 ở thành phố Sydney (nước Úc) Giờ Trái đất dã trở thành một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund) kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20:30 đến 21:30 tối (giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
Tối ngày 22/4/2024, tại quảng trường trung tâm Wat Phra Dhammakaya (23 2, Khlong Sam, Khlong Luang District, Pathum Thani 12120) đã diễn ra sự kiện quốc tế “giờ trái đất” với thông điệp “làm sạch thế giới và làm sạch tâm trí bằng thiền”.
Quang lâm và chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Phra Bhavana Dhammawithet – Phó Trụ trì chùa Dhamakaya, cùng chư Tôn đức Tăng trên khắp đất nước Thái Lan và thế giới đồng tham dự sự kiện này.
Thông điệp Giờ Trái đất năm 2024 của thế giới với chủ đề “Reducing Carbon footprint towards Net Zero” - “Giảm dấu chân Carbon – Hướng tới Net Zero”. Thông điệp này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net Zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.
“tiết kiệm điện thành thới quen” với mong muốn dành một giờ có ý nghĩa nhất để góp phần bảo vệ trái đất. Giờ Trái đất trở thành khoảnh khắc đoàn kết các sắc tộc, các tôn giáo, nhắc nhở thế giới rằng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà chung và mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà ấy cho được hòa bình, xanh tươi và phát triển bền vững.
Trong năm qua, với hơn 410.000 giờ đã được trao tặng cho hành tinh của chúng ta bởi những người ủng hộ ở hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, chúng ta đang hướng tới mục tiêu làm cho Biggest Hour For Earth trở nên lớn hơn nữa và cố gắng tạo ra khoảnh khắc mà thế giới không thể bỏ lỡ.
Chia sẻ trong buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, Phó trưởng ban thường trực Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung ương GHPGVN phát biểu: “Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau, đoàn kết các tôn giáo, các sắc tộc chung sống hạnh phúc trong một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái đất đã góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu phát thải khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.“
Đại đức Pháp Hiếu – Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Phó Chánh Văn phòng Ban TTTT T.Ư GHPGVN, Trụ trì chùa Tam Bảo – chia sẻ: “Tại Việt Nam, Vào ngày này người dân và nhất là các Phật tử thường hướng tâm cầu nguyện cho Trái đất, hành động nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc trái đất, hành động có lợi cho tất cả mọi người như trồng thật nhiều cây xanh, phân loại rác thải, không xã rác ra nôi trường xung quanh và kênh rạch, tránh làm ô nhiễm và lãng phí, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái cho các thế hệ tương lai.
Hôm nay đây, chư Tôn đức Tăng các quốc được sự thỉnh nguyện của Ngài Trụ trì Dhammakaya - bậc thiện tri thức, tất cả cùng cầu nguyện cho hòa bình thế giới, ở đâu đó còn xung đột thì nên dừng lại và nguyện cầu đất nước Thái Lan, Việt Nam, Campodia, Lào, Myanmar, Trung Quốc..... thân thiện, phát triển, ổn định và nghĩa tình, để một thế giới hòa hợp, phát triển, người dân được khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc.
Để thế giới hướng về net zero vậy làm thế nào để đạt được: theo Hòa thượng Hòa thượng Phra Bhavana Dhammawithet – Phó Trụ trì chùa Dhamakaya “Net Zero là một mục tiêu tham vọng hơn áp dụng cho toàn bộ tổ chức và chuỗi giá trị của tổ chức đó. Điều này có nghĩa sẽ cắt giảm lượng khí thải Carbon gián tiếp từ các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi giá trị đến người dùng cuối, một sự nỗ lực đáng kể trong một thế giới mà các công ty không kiểm soát hết toàn bộ chuỗi giá trị của họ”
“Việc áp dụng rộng rãi mục tiêu “Net Zero” trên toàn thế giới là một yếu tố quan trọng trong hành động vì khí hậu. Thỏa thuận chung Paris tìm cách giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 2 ° C và theo đuổi các nỗ lực để giữ ở mức 1,5 ° C là điều mà cả thế giới đang nỗ lực”
“và để đạt được mục tiêu chung về Net zero thì trước tiên là thế giới không còn xung đột, hòa bình được lập lại, ổn định và phát triển thì lúc đó các thỏa thuận, phương hướng và hành động hướng tới thế giới Net zero mới có thể đạt được” Hòa thượng nhấn mạnh.
Vậy chúng ta, vì một thế giới ngày mai xanh sạch đẹp và đáng sống, hãy chung tay thực hiện: Những việc làm để bảo vệ môi trường, sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế dùng chai nhựa một lần, tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi ra kênh rạch, phải phân loại rác, ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, trồng cây xanh thật nhiều, tạo mảng xanh ở nơi mình sống và nơi mình làm việc, không thả bong bóng bay, đèn lồng.
Phân ban TT.TT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN