Thừa Thiên Huế: Đại lễ trai đàn, tưởng niệm biến cố thất thủ kinh đô Huế

Nghe đọc bài:

Sáng ngày 27/6/2024, nhằm ngày 22/5/Giáp Thìn, tại Đàn Âm hồn (73 Ông Ích Khiêm, thành phố Huế), Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Đại lễ trai đàn, tưởng niệm 139 năm ngày thất thủ kinh đô (1885-2024), truy niệm các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ nhân dân vị quốc hy sinh, chẩn tế âm linh cô hồn, nguyện cầu âm siêu dương thái.

Chứng minh, tham dự và cử hành buổi lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Tế - Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Hương - Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; HT.Thích Khế Chơn - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; HT.Thích Huệ Phước - Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; ĐĐ.Thích Huệ Trọng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư Tôn đức Ban Kinh sư; chư Tôn đức Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh cùng đạo hữu Phật tử các giới.

Về phía lãnh đạo ban ngành các cấp có ông Trần Quốc Thắng - TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế; ông Nguyễn Văn Lập - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện ban ngành các cấp.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, chư Tôn Hòa thượng Chứng minh đã niêm hương bạch Phật, Hòa thượng Sám chủ Thích Huệ Phước cử hành lễ Khai kinh. Sau lễ khai kinh, chư Tôn đức sẽ trì tụng Kinh Thủy Sám, Kinh Địa Tạng, buổi lễ Chẩn tế sẽ diễn ra vào chiều cùng ngày.

 

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh đã tổ chức trao tặng, hỗ trợ sinh kế cho 05 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng 200 suất quà từ thiện đến người nghèo gồm gạo và tiền mặt, với tổng trị giá gần 150 triệu đồng.

Biến cố thất thủ kinh đô năm 1885 là một sự kiện lịch sử, đây là trận chiến không cân sức giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Quân Pháp với vũ khí hiện đại đã khiến hàng vạn chiến sĩ và dân thường bỏ mạng.

Đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894. Hiện nay, Đàn Âm hồn đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tu bổ, phục dựng các hạng mục khang trang để thực hiện các nghi lễ, lễ tế vong linh đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong biến cố thất thủ kinh đô ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1885).

 

 

LTrang

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online