Thừa Thiên Huế: Lễ dâng y tắm mưa và nhập hạ an cư Phật giáo Nam tông

Nhập Hạ tiếng Pali gọi là Vassà. Chữ Vassà dịch là Hạ hay nhập Hạ, có nghĩa là Chư Tăng phải đình trú trong một nơi không ra khỏi chỗ ngụ trước khi mặt trời mọc, trong 3 tháng mưa, trừ ra khi hữu sự cần thiết.

Trước khi an-cư nhập Hạ, phải chọn một chùa, một tịnh thất, một hang núi nào không có nạn khủng bố vì độc-trùng, ác thú, không có tiếng ồn ào. Lại cũng phải chọn nơi thuận tiện trong sự học hỏi kinh luật hoặc hành thiền-định, khi có điều chi nghi ngờ, chưa thông, dễ dàng cầu học, hoặc rủi có phạm lỗi muốn được sám hối dứt trừ, có vị Tỳ-Khưu để sám hối.

Nhứt là trong chúng, tức chư Tăng sống chung không có vị ưa gây phá, không khỏi nhơn duyên phạm giới, bị thương-tổn phạm-hạnh, mạng nạn, làm trở ngại việc an-cư. Ðiều cần yếu là phải chọn chỗ có đủ điều kiện thuận lợi, gọi là chỗ "không có năm lỗi" mới đặng ở nơi đó mà an-cư.

Sáng ngày 18/7/2024, tại chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) trang nghiêm diễn ra buổi lễ khai hạ, dâng y tắm mưa và dâng Đại tạng kinh Tam Tạng thánh điển Pali.

Chủ trì buổi lễ có Hòa thượng Giới Đức - Trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng; Hòa thượng Pháp Tông – Trụ trì chùa Huyền Không, cùng chư Tôn đức Tăng Tu nữ và Phật tử đồng tham dự.

Hòa thượng Giới Đức - Trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng

Nhân dịp này, Hòa thượng Giới Đức chia sẻ về thời khóa sinh hoạt tu học trong thời gian an cư kiết hạ, đồng thời nhắc nhở hành giả giữ tứ oai nghi (đi đứng nằm ngồi) trong chính niệm và nêu cao ý thức tự giác cũng như tuân thủ nội quy trường hạ và chấp hành tốt pháp luật của nhà nước đã đề ra.

Hòa thượng Giới Đức - Trụ trì Chùa Huyền Không Sơn Thượng nhấn mạnh về an cư kiết hạ: “Theo luật tạng PaLi:  chư Tỳ Kheo – Sadi – Tu Nữ thành tâm phát nguyện Tam nghiệp trong sạch, không rời bỏ trú xứ an cư khi không có lí do chính đáng, trừ khi Cha Mẹ – Thầy Tổ bệnh hoặc mất thì có thể vắng mặt trong vòng sáu ngày. Nếu trong đêm thứ sáu mà hành giả không trở về trú xứ thì xem như đứt hạ”.

Tiếp theo, tại chánh điện – chùa Huyền Không Sơn Thượng, đại chúng cùng tham dự nghi thức lễ dâng y tắm mưa trước khi nhập hạ an cư PL 2568 - Dl.2024.

Trong buổi lễ, Đoàn từ thiện Bàn Tay Nhân Ái đến từ TPHCM dâng cúng Đại tạng Kinh Tam Tạng thánh điển Pali đến các chùa ở TP. Huế.

Toàn cảnh buổi lễ - Tại Chùa Huyền Không Sơn Thượng – phường Hương Hồ,Thị xã Hương Trà; tiếp đoàn Hòa thượng Giới Đức 
Tại Chùa Huyền Không - phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà; tiếp đoàn Hòa thượng Pháp Tông
Tại Chùa Thiền Lâm - phường Thủy Xuân, TP. Huế; tiếp đoàn Thượng tọa Tâm An

Được biết, tại các buổi dâng Đại tạng Kinh Tam Tạng thánh điển Pali, ông Huỳnh Xuân Thiển - Pháp danh Ngô Minh Trí đã ôn lại câu chuyện cơ duyên dâng cúng pháp bảo đến các tự viện thuộc Hệ phái Nam tông kinh, bộ sách bao gồm 118 cuốn: 40 quyển Tipitaka Mula, 52 quyển Atthakatha, 26 quyển Tika Anya; nhằm hộ trì chánh pháp được trường tồn làm lợi lạc chúng sinh, 

 Phật tử Huỳnh Xuân Thiển - Pháp danh Ngô Minh Trí 

Trong 3 tháng nhập hạ, chư Tăng phải thúc liễm thân-tâm hơn nữa, chuyên chú tâm học Kinh học luật và hành thiền-định. Ngoài ra, nhờ sự tụ họp sống chung một nơi, chư Tăng dễ bề kiểm-thảo, nhắc nhở, khuyên dạy lẫn nhau, làm cho nết-hạnh và nhân cách được dồi mài thêm cho tinh nghiêm, để cho xứng đáng là phước điền của chư Thiên và nhơn loại.

Phân ban TT.TT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN.

 

 

 

Download Android Download iOS
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Lối sống tiết độ qua lời dạy của Đức Phật là một lối sống có Chánh kiến, giúp con người tránh xa những khổ đau do những cám dỗ của vật chất mang lại. Mặt khác, tiết độ giúp con người biết sống có đạo đức, tuân thủ khuôn phép để xây dựng một cuộc sống an vui, hạnh phúc, thảnh thơi.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online