16/08/2018 22:32

Thực hành lòng biết ơn như thế nào?

 
GN - Thái độ biết ơn là “chiếc vé” đưa chúng ta đến một cuộc sống khỏe mạnh, ý nghĩa và có nhiều sự kết nối tốt đẹp hơn.

Thực hành lòng biết ơn như thế nào? Lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp

Một người khi cảm thấy biết ơn và hài lòng với cuộc sống của mình thường có những biểu hiện rất tự nhiên như nhận định dưới đây, đăng trên Reader’s Digest: 1. Luôn có sự quan tâm Người có lòng biết ơn luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những điều chung quanh cuộc sống của mình. Họ duy trì thái độ biết ơn bằng cách lưu tâm một cách chủ động đến cả những điều tích cực và tiêu cực trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta nên nhìn thoáng qua những gì mình có được dù có khi chúng ta xem nhẹ những điều ấy, dành vài phút để cầu nguyện và cảm ơn những điều mình diễm phúc có được bằng đôi mắt của sự biết ơn. 2. Không chỉ ngồi đếm những điều tốt đẹp có được Với người có lòng biết ơn, chỉ ngồi đếm những điều tốt đẹp mình có được không thôi là chưa đủ. Chúng ta không dừng ở việc ghi nhận chúng lại bằng hình ảnh, bằng vài dòng văn hoa mà phải cảm nhận và lưu giữ những điều đẹp đẽ đó trong tim của mình và chia sẻ chúng với con cái, người thân của mình. 3. Lan tỏa yêu thương Người có lòng biết ơn sẽ luôn muốn bạn bè và người thân của mình cũng được lợi ích từ cái nhìn lạc quan của bản thân về cuộc sống, vì thế họ tìm cách để đưa những người thân quý của mình vào những khoảnh khắc đặc biệt, để tăng thêm niềm vui thú cho họ. Chia sẻ những điều đẹp đẽ và kỳ diệu của cuộc sống mà mình cảm nhận được với những người chung quanh để ai cũng có thể thấy được sự tươi đẹp đang hiện hữu quanh chúng ta. 4. Viết nhật ký Nhật ký từ lâu được xem là cách để ghi lại những thăng trầm của cuộc sống mỗi ngày mà chúng ta trải qua. Những người sống với lòng biết ơn thường có những trang nhật ký thấm đẫm lòng biết ơn, với mỗi ngày trôi qua với họ. Mỗi ngày hãy ghi lại những điều bạn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống này, chúng sẽ cho bạn một sức mạnh lớn lao khi bạn gặp khó khăn. 5. Nhìn thấy điều tốt đẹp ở người khác Dù việc tập trung vào lỗi lầm của người khác dễ dàng hơn nhiều, người có lòng biết ơn sẽ nhìn thấy được điều tốt đẹp tàng ẩn trong những người xung quanh mình. Hãy thử mỉm cười với người bước ngang qua bạn, cố gắng tìm thấy điểm tốt ở mỗi người bạn quen biết, dù là không phải bạn bè thân thiết. 6. Biết chậm lại Chúng ta thường bận rộn và bỏ lỡ nhiều điều thú vị diễn ra quanh mình. Hãy xem việc chậm lại là một sự thực hành, và điều này đáng để bạn bỏ công sức.
Biết chậm lại và chánh niệm, bạn sẽ có khả năng lưu ý và trân trọng điều tốt đẹp của thế giới này.
  Trần Trọng Hiếu
Nguồn: www.giacngo.vn
Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

Khánh Hòa: Trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh tại chùa Viên Ngộ

PSO - Trong hai ngày 17 – 18/7/2025 (nhằm 23 – 24/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Viên Ngộ (xã Bắc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và tứ chúng đồng tu đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 2, kỷ niệm 4 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online