Tiền Giang: “Nắng Ấm Mùa Xuân” đến bà con Hội người mù huyện Cái Bè

Ngày 15/02/ 2019 (nhằm 11/01 năm Kỷ Hợi), Phân ban Từ thiện Đối ngoại và Quan hệ Quốc tế thực hiện hành trình đầu tiên của năm mới, sẻ chia yêu thương đến bà con Hội người mù tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Hơi ấm của mùa xuân vẫn còn đọng lại trên những cành mai, cành đào tươi thắm. Sau những ngày Tết cổ truyền đoàn viên của dân tộc, người người lại trở về với những bộn bề lo toan của cuộc sống và bà con khiếm thị thuộc Hội người mù huyện Cái Bè cũng không ngoại lệ.

Thực hiện chuyến hành trình từ thiện đầu xuân Kỷ Hợi, san sẻ bớt phần nào khó khăn cho bà con khiếm thị, phái đoàn Phân ban Từ thiện Đối ngoại và Quan hệ Quốc tế thuộc Ban Từ thiện Xã hội TƯGH do Đại đức Thích Trí Huệ – Trưởng Phân ban làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi và tặng những phần quà đến quý bà con khiếm thị nơi đây.

Đại đức Thích Trí Huệ và Hội người mù huyện Cái Bè

Đồng hành cùng buổi lễ có sự tham gia của ông Nguyễn Thanh Nhàn – Hội trưởng Hội người mù huyện Cái Bè; ông Nguyễn Ngọc Bá – Hội phó Hội người mù cùng mạnh thường quân Phật tử Truyền Ngọc, PT. Truyền Châu đến từ đất nước Hà Lan, các ủy viên Phân ban, quý Phật tử gần xa và đông đảo bà con địa phương.

Đại đức trưởng đoàn đã gửi lời chúc xuân an lành, đồng thời chia sẻ đôi điều về Phật pháp đến bà con để họ tin hiểu sâu về nhân quả, từ đó tinh tấn tu hành, chuyển hóa phiền não và tiếp thêm sức mạnh để bà con vượt lên số phận qua chủ đề ngắn “Phương pháp để có sự an lạc trong nội tâm”. Đại đức chia sẻ: “Trong cuộc sống, sự an lạc trong tâm là quan trọng nhất. Muốn có được niềm vui của nội tâm thì chúng ta cần có 2 điều: Thứ nhất là phước báu – chỉ cần những việc làm thiện lành, những lời nói ái ngữ, nhường cơm sẻ áo cho người hoạn nạn… sẽ tạo nên phước báu đem lại an vui cho bản thân; Thứ hai là sự không chấp trong tâm  – đây cũng là cái gốc của an lạc nội tâm, thay vì chấp vào lời khen tiếng chê ở bên ngoài, thì chúng ta quay lại phía bên trong mình để đánh giá, nhận xét và thanh lọc cho tâm trở nên thuần thiện thì niềm an lạc sẽ được phát sinh…”.

Sau những lời pháp nhũ sâu sắc và vui tươi của Đại đức trưởng đoàn, chương trình văn nghệ với những câu vọng cổ ngọt ngào, mang sắc thái miền Tây Nam Bộ được cất lên từ tiếng hát của bà con khiếm thị. Những lời ca vang vọng chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, con người. Ẩn chứa sâu trong từng câu hát là một niềm khao khát về một cuộc sống tốt đẹp của những thân phận kém may mắn.     

Khiếm khuyết về thị giác có lẽ là khuyết  tật gây ra nhiều khó khăn nhất. Các sinh hoạt thường nhật phần lớn đều phải dựa vào đôi mắt để hoạt động. Xót xa thay khi phái đoàn chứng kiến cả những em nhỏ đang tuổi ăn tuổi chơi mà bị mất đi cả bầu trời tuổi thơ, không được cùng bạn bè đến trường, không thể vui chơi như bạn nhỏ khác. Thân thể em đau đớn nhìn thật tội nghiệp: đôi tay bó bột chưa lành, lại thêm đôi chân băng bó.

Nỗi khắc khổ hằn rõ trên từng khuôn mặt bà con. Họ gồm đủ độ tuổi, ngồi kín cả gian  phòng, những bước chân quờ quạng trong bóng tối mà không biết bao giờ mới chấm dứt hoàn cảnh đáng thương đó. Nhìn dòng người nương nhau thành hàng đón nhận những món quà của Phân ban gửi trao mà không ai không khỏi xót lòng. Ngày qua ngày, họ luôn lo lắng từng bữa cơm, manh áo.

Đôi mắt khuyết tật, phần lớn bà con không thể tự nuôi sống bản thân, họ chỉ có thể nương nhờ vào gia đình và sự giúp đỡ của xã hội nên đời sống hết sức khó khăn. Họ phải kiên cường, nghị lực lắm mới có thể trụ vững giữa tăm tối cuộc đời.

San sẻ khó khăn với bà con, 200 phần quà yêu thương đã trao. Mỗi phần bao gồm: 10kg gạo, mền, mùng, bánh kẹo,… và phong bì tiền mặt 100.000 đồng đã được trao tận tay quý bà con. Mong rằng những món quà tuy nhỏ nhưng sẽ mang đến ánh sáng yêu thương, ánh sáng từ bi giúp bà con bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Với tổng giá trị chuyến từ thiện là 60.000.000 đồng.

Buổi lễ đã kết thúc trong không khí hân hoan và thấm tình nhân ái. Tình thương luôn chứa đựng một sức mạnh to lớn, có khả năng xoa dịu nỗi đau và mang an vui đến những người xung quanh. Hy vọng những nghĩa cử cao đẹp sẽ được lan tỏa rộng lớn để muôn nơi đều là cõi an lạc.

Sau đây là các hình ảnh ghi nhận được chuyến hành trình:

Chơn Niệm Nguyệt

The post Tiền Giang: “Nắng Ấm Mùa Xuân” đến bà con Hội người mù huyện Cái Bè appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.
Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online