Tiền Giang: Trang nghiêm lễ Vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Vĩnh Tràng năm Nhâm Dần

PSO – Buổi tối ngày 10/12/2022 (nhằm ngày 17 tháng 11 năm Nhâm Dần), tại Công viên Di Đà (chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho), BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang kết hợp Ban Trị sự Phật giáo TP.Mỹ Tho trang nghiêm tổ chức lễ Hoa đăng thắp nến kỷ niệm ngày Vía đức Phật A Di Đà, cầu nguyện Phật pháp xương minh. thế giới hòa bình, nhân dân an lạc.

Buổi lễ được sự quang lâm chứng minh và tham dự của Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; Đại đức Thích Huệ Phát – Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; Thượng tọa Thích Đức Thắng – UVTT BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng BTS Phật giáo huyện Tân Phước; Thượng tọa Thích Hải Châu – UVTT, Phó trưởng Ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực BTS Phật giáo TP.Mỹ Tho; Đại đức Thích Đức minh – Phó Thư ký, Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh; NT.Thích Nữ Huệ Năng – Phó BTS, Trưởng ban Kinh tế Tài chánh BTS Phật giáo tỉnh; chư Tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, BTS Phật giáo TP.Mỹ Tho; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trong địa bàn thành phố; Tăng Ni sinh trường Trung cấp Phật học tỉnh và đông đảo Phật tử đồng về tham dự.

Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền, đặc biệt là Tịnh Độ Tông. Theo các kinh sách ghi lại, đức Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời nguyện thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.

Kể từ đó, Phật A Di Đà sau thời gian tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối thượng. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài. Khi thực hành pháp môn Niệm Phật phải có ba phẩm chất quan trọng trong tâm đó là: Chân thành, Niềm tin và Khát vọng (Tín, Hạnh và Nguyện).

Tại buổi lễ, ban Tổ chức cung thỉnh chư Tôn đức niêm hương bạch Phật khai kinh, đảnh lễ Tam Bảo và trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Sau đó thực hiện nghi thức thắp nến. Đọc 48 lời phát nguyện của đức Phật A Di Đà và đảnh lễ trước Tôn tượng đức Phật. Trong không khí trang nghiêm thành kính của Pháp hội, chư Tôn đức cùng kinh hành nhất tâm trì niệm hồng danh “A Di Đà Phật” với niềm kính ngưỡng thiết tha.

Sau khi tựu đàn, tất cả đồng im lặng lắng lòng gửi lời chúc nguyện đến người thân và mọi người trên hành tinh này luôn được an lạc.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Thích Trung Thượng

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hà Nội: Cực Lạc Đường chùa Long Hưng – Lối về tâm linh trong nếp sống mai táng của Phật tử

PSO - Trong dòng chảy vô thường của kiếp người, ngày càng nhiều Phật tử không còn chọn an táng tại nghĩa trang, mà gửi tro cốt người thân về chùa – nơi an trú thanh tịnh dưới bóng Từ bi và tiếng kinh chiều sớm. Tại Hà Nội, Cực Lạc Đường chùa Long Hưng (Đông Anh) đang trở thành một mô hình mai táng tâm linh tiêu biểu, dung hòa giữa truyền thống Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online